Dạ dày có quá nhiều axit chứng tỏ sức khỏe của chúng ta đang bị đe dòa và dạ dày (bao tử) là cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên. Vậy ăn gì để trung hòa axit trong dạ dày hiệu quả?
Vì sao phải trung hòa axit trong dạ dày?
Axit clohidric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Trong dung dịch dạ dày của người bình thường có axit clohidric (hcl) với nồng độ khoảng từ 0.0001 đến 0.001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, axit clohidric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
Như vậy, dạ dày cần tiết ra axit để tiêu hóa thức ăn sao còn phải trung hòa axit? Bình thường, bao tử chúng ta sẽ tiết ra 1 lượng axit nhất định vừa đủ để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, do căng thẳng, stress, do thức ăn có tính axit, do ô nhiễm mỗi trường… mà lượng axit trong dạ dày có xu hướng tăng lên. Cơ thể luôn có cơ chế tự cân bằng môi trường axit kiềm, nhưng đến một lúc nào đó, khi axit tích tụ quá nhiều, cơ thể không tự cân bằng được nữa, thì các bệnh về dạ dày và một số căn bệnh nguy hiểm khác sẽ phát sinh.
Môi trường tốt nhất cho các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể là môi trường kiềm nhẹ, độ pH dao động trong khoảng 7.3 – 7.4, nếu môi trường này bị axit hóa, các tế bào sẽ yếu dần, chết đi hoặc bị biến đổi thành tế bào ác tính, gây ra các bệnh mạn tính, đặc biệt là ung thư. Riêng đối với dạ dày, nếu dịch vị có nồng độ axit vượt ngưỡng 0.0001 đến 0.001 mol/l sẽ dẫn đến các bệnh trào ngược axit dạ dày, viêm loét dày, viêm hang vị dạ dày…
Nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa axit trong dạ dày
- Thói quen ăn uống không lành mạnh
Tiêu thụ quá nhiều thức ăn có tính axit như thịt đỏ, đồ nướng, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, uống nhiều rượu bia hay các loại nước có cồn khác, sử dụng nhiều chất kích thích…sẽ làm cho axit trong dạ dày tăng lên. Việc sử dụng bia rượu quá mức sẽ làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi phối hệ tiêu hóa khiến nhu động ruột của ống tiêu hóa bị rối loạn, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạy dày và đại tràng bị mất tác dụng, làm rối loạn cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và làm thay đổi quá trình sinh hóa tái hấp thu và đào thải ở đại tràng. Từ đó, làm cho các chứng năng chính của dạ dày và đại trạng bị rối loạn gây tiêu chảy, phân nát, đau bụng, kích thích đi ngoài nhiều lần, gây ra bệnh đau dạ dày và viêm đại tràng
Ăn uống không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Việc ăn uống thất thường sẽ khiến cho dạ dày lúc cần co bóp thì không có thức ăn, lúc cần được nghỉ ngơi thì lại phải co bóp để thức ăn tiêu hóa. Dạ dày co bóp thất thường, thiếu đi dịch vị như vậy lâu ngày sẽ gây ra các triệu chứng ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém, dẫn đến bệnh về dạ dày.
Sử dụng thực phẩm bẩn: một số loại rau củ quả ngày nay còn tồn dư rất nhiều thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, phân hóa học, chất bảo quản. Nếu lượng hóa chất độc này đi vào cơ thể, nó tác động trực tiếp lên thành ruột, ảnh hưởng đến niêm mạc ruột dẫn đến đau dạ dày, đại tràng.
- Ô nhiễm môi trường, tia UV
Môi trường ô nhiễm: khói bụi, khí thải, mùi hóa chất tấn hay tia UV công vào cơ thể làm cho cơ thể tích tụ một khối lượng lớn độc tố, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cơ thể trong đó có hệ tiêu hóa và đại tràng.
- Tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng, stress
Khi chúng ta luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi hay stress thì cơ thể sẽ tăng cường cơ chế tiết dịch axit HCL trong dạ dày, khiến cho niêm mạc ruột bị tổn thương, dẫn đến đau dạ dày.
BẠN NÊN QUAN TÂM:
Ăn gì để trung hòa axit trong dạ dày?
Axit dư thừa trong dạ dày có thể được cân bằng nếu chúng ta thay đổi thói quen ăn uống. Dưới đây top 5 loại thực phẩm giải quyết “nhanh gọn” câu hỏi ăn gì để trung hòa axit trong dạ dày.
Chuối: chuối có tính kiềm và sẽ giúp trung hòa axit trong dạ dày. Ăn chuối thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ điều trị trào ngược axit hiệu quả.
Tỏi: tỏi có chứa allicin, một hoạt chất giúp ngăn ngừa sự hình thành axit ở thực quản. Nên sử dụng tỏi trong bữa ăn hằng ngày hoặc ăn trước khi đi ngủ.
Táo: theo một số nghiên cứu, táo là loại trái cây tốt cho dạ dày và có khả năng giảm axit hiệu quả. Mặc dù táo có tính axit tuy nhiên nó lại chứa các enzym khỏe mạnh có thể giúp trung hòa axit dạ dày. Để có kết quả tốt nhất, nên sử dụng sản phẩm táo được trồng theo phương pháp hữu cơ để tránh thuốc trừ sâu và các hóa chất khác vì nó có thể làm trầm trọng thêm axit dạ dày.
Gừng hoặc trà gừng: gừng có tính kiềm, lại có tác dụng kháng viêm, không chỉ giúp trung hòa axit dư thừa mà còn kháng viêm hiệu quả, làm giảm các triệu chứng trào ngược axit dạ dày, viêm dạ dày hiệu quả.
Rau xanh: rau xanh là thực phẩm vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Rau xanh sẽ cung cấp được nhiều vitamin, khoáng chất giàu dinh dưỡng cho cơ thể. Không những vậy, một số loại rau còn có tác dụng giảm axit trong dạ dày hiệu quả như rau chân vịt, súp lơ, bông cải xanh, đậu xanh, rau bạc hà, rau húng quế…
Ngoài ra, nước điện giải ion kiềm cũng là một trong những biện pháp trung hòa axit dạ dày hiệu quả. Nước điện giải ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên (pH 8.5 – 9.0 – 9.5) giúp trung hòa axit dư thừa hiệu quả từ đó cân bằng môi trường axit – kiềm trong cơ thể, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.