Đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử là một căn bệnh rất phổ biến trên thế giới. Đau dạ dày nếu không chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày sẽ rất nguy hiểm. Vậy đau dạ dày nên ăn uống gì?
Bệnh đau dạ dày – Triệu chứng, nguyên nhân và hậu quả
Đau dạ dày hay đau bao tử là một trong những căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến hệ tiêu hóa. Khi dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ. Bệnh chủ yếu là do viêm loét dạ dày gây nên. Những người có thói quen thức khuya, sử dụng rượu bia, ăn đồ cay nóng có nguy cơ dẫn đến đau dạ dày nhiều hơn.
Có nhiều triệu chứng đau dạ dày khác nhau, các triệu chứng khác nhau báo hiệu bạn đang đau dạ dày ở mức độ nào. Các triệu chứng đau bao tử phổ biến sau:
Chán ăn, suy nhược cơ thể: chán ăn, ăn không ngon là do chức năng hệ tiêu hóa suy giảm, không ổn định. Đồng thời đắng miệng, mất cảm giác mùi vị dẫn đến chán ăn cũng là một trong những triệu chứng đau dạ dày nhẹ điển hình.
Có cảm giác chướng hơi, đầy bụng, không tiêu hoá được.
Đau ở thượng vị, có trường hơp đau âm ỉ nhưng cũng có trường hợp lại đau dữ dội. Bệnh càng nặng thì càng đau thường xuyên hơn.
Thường xuyên ợ chua, ợ hơi hoặc có thể ợ ra chất đắng như mật. Hiện tượng này xảy ra do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi.
Buồn nôn hoặc nôn là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày không tiêu hóa được, bị đẩy ra ngoài qua đường miệng.
Chảy máu tiêu hóa: khi bị nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu thì tình trạng đau dạ dày của bạn đã rất nặng, có thể đã chuyển sang tình trạng loét dạ dày, tá tràng hoặc ung thư dạ dày. Nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu là do máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau bao tử
Vi khuẩn HP (Helicobacter Polyri). Khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn HP sẽ phá hủy lớp nhầy che phủ bề mặt dạ dày. Lớp nhầy này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị chất acid và các men tấn công.
Thường xuyên dùng thuốc giảm đau: rất nhiều loại thuốc có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Chẳng hạn các loại thuốc chống viêm không steroid như phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin, aspirin đều tạo tác dụng giảm đau thông qua cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Do thói quen ăn uống: thói quen ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bao tử. Chẳng hạn: ăn quá nhanh, ăn trước khi đi ngủ, ăn vặt trước bữa ăn, ăn không đúng bữa, hoạt động ngay sau khi ăn, Stress căng thẳng, thường xuyên sử dụng các loại thức ăn, nước uống chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, các loại thức ăn cay, nóng.
Đau dạ dày nên ăn uống gì?
Đau dạ dày nên ăn gì?
Những người bị đau dạ dày nên ăn những loại thức ăn mềm như cháo, súp… các loại bột ngũ cốc, bột mè đen, bột mgạo lứt… Nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên để bụng quá đói và cũng không nên ăn quá no. Nhai thật kỹ trước khi nuốt.
Một số loại thức ăn nên ăn khi đau dạ dày:
- Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều vitamin A. Ăn nhiều cà rốt để cải thiện lá lách, gan, tăng cường chức năng đường ruột và da dày, bảo vệ mắt và tăng cường miễn dịch đối với nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, nên nấu cà rốt cho mềm trước khi ăn, vì cà rốt có độ cứng nhất định, nếu chưa mềm sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Rau bắp cải
Trong bải bắp có chứa rất nhiều vitamin K1 và vitamin U. Sự hấp thụ vitamin K1 và vitamin U có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ bệnh đau bao tử. Những bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng có thể giảm bớt bệnh bằng cách uống nước ép bắp cải.
- Khoai lang + khoai tây
Khoai tây chứa hàm lượng tinh bột cao. Khi tinh bột vào cơ thể nó có thể được chuyển hóa nhanh chóng thành glucose. Glucose có thể bảo vệ dạ dày và thúc đẩy nhu động dạ dày, đường ruột bằng cách ăn khoai tây hàng ngày.
Còn khoai lang lại giàu protein, đường, vitamin, chất béo, canxi, muối vô cơ, sắt …Một lượng vừa đủ khoai lang có thể giúp bạn nuôi dưỡng lá lách, dạ dày, thận và da. Với khoai lang, dạ dày của bạn có thể chống lại cái lạnh trong mùa đông.
- Cải bó xôi
Cải bó xôi có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruộng và cải thiện đại tiện, thúc đẩy sự bài tiết của tuyến tụy và cải thiện hệ tiêu hóa. Người bệnh đang dùng thuốc đau dạ dày kết hợp với việc thường xuyên ăn cải bó xôi thì bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
- Bí ngô
Bí ngô chứa chất pectin sẽ làm giảm vết loét dạ dày rất hữu hiệu và an toàn, hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hoa slàm việc tốt hơn.
Đau dạ dày nên uống gì?
- Mật ong
Mật ong có tác dụng phục hồi vết loét, giúp làm giảm các cơn đau do loét dạ dày, phòng ngừa đau dạ dày. Bạn có thể dùng 1 đến 2 muỗng cà phê mật ong mỗi ngày, hoặc kết hợp với nước trái cây.
- Sữa thực vật
Những loại sữa làm từ thực vật như sữa đậu nành, sữa mè đen, sữa hạnh nhân, sữa hạt lanh, sữa óc chó…đều rất tốt. Chẳng hạn trong sữa hạnh nhân có chứa kiềm giúp trung hòa axit trong dạ dày, sữa đậu nành thì lại cực ít chất béo và tuyệt đối an toàn, hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Nước điện giải ion kiềm
Nước điện giải ion kiềm Kangen được tạo ra bởi máy điện giải. Nước điện giải ion kiềm có 4 tính chất vô cùng quý giá, hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất tốt. Bốn tính chất đó là giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh, dồi dào hydro phân tử, giàu vi khoáng tự nhiên và phân tử nước siêu nhỏ. Trong đó, tính kiềm tự nhiên như rau xanh ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đau dạ dày vô cùng hiệu quả.
Vì nước ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên sẽ giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày rất hiệu quả, bảo vệ niêm mạc dạ dày và kích thích nhu động ruột. Còn các phân tử nước siêu nhỏ sẽ giúp dạ dày hấp thụ thức ăn tốt hơn, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Cần quan tâm đến việc đau dạ dày nên ăn uống gì để có sự lựa chọn đồ ăn, thức uống thích hợp khi bị đau bao tử.
Máy lọc nước Kangen – Kangen Việt Nam