Vừa ăn vừa uống là thói quen của rất nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy vừa ăn vừa uống có sao không? Liệu thực phẩm có dễ tiêu hơn nếu chúng ta uống nước trong khi ăn?
Dạ dày tiết ra dịch vị chứa axit để tiêu hóa thức ăn
Khi ăn, sau quá trình nhai, nuốt, thức ăn sẽ từ ống thức quản đi đến dạ dày. Tại đây, dạ dày bắt đầu hoạt động co bóp để nghiền nhỏ thức ăn (biến đổi lí học) và tự tiết ra dịch vị chứa axit clohydric để tiêu hóa thức ăn (biến đổi hóa học).
Nếu không có axit clohydric hoặc dung dịch axit này bị loãng, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hoặc bị tiêu hóa chậm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe
Vậy vừa ăn vừa uống nước có sao không?
Nếu uống một ít nước trong bữa ăn khi chúng ta bị nghẹn hay quá khó nuốt thì không sao. Nhưng không thể duy trì thói quen vừa ăn vừa uống thường xuyên.
Khi ăn, dạ dày bắt đầu tiết ra dịch vị chứa axit (pH3-4) để tiêu hóa thực phẩm, nếu chúng ta uống thêm nước vào, dịch vị dạ dày sẽ bị loãng từ đó gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa. Nước hay bất cứ loại thức uống nào được uống trong khi ăn cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Nếu thói quen này được lặp lại đều đặn, sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho cơ thể:
- Loãng axit clohydric, gây ra các bệnh về dạ dày
Như đã nói ở trên, dạ dày chứa axit clohydric, hợp chất cần thiết để phá vỡ các loại thực phẩm mà chúng ta ăn. Khi nuốt nước cùng với thức ăn, điều đó sẽ làm loãng lượng axit clohydric này, bắt buộc dạ dày sẽ phải tiết thêm nhiều dịch vị chứa axit clohidric nữa, lâu ngày sẽ dẫn đến các tình trạng đau dạ dày như trào ngược axit dạ dày, viêm dạ dày…
- Gây cảm giác no mặc dù ăn chưa đủ, làm cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng
Uống nước khi ăn sẽ làm tăng kích thước của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và và thức ăn cần tiêu hóa trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại. Đồng thời, nước sẽ làm đầy dạ dày khiến cho bạn có cảm giác no trong khi vẫn chưa ăn đủ lượng thức ăn cần thiết để nạp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Do đó, nhưng ai muốn tăng cân hoặc bị suy dinh dưỡng, cần hạn chế tối đa việc uống nước trong bữa ăn.
- Vừa ăn vừa uống làm thức ăn không được nhai kỹ
Khi đang ăn mà uống nước, thức ăn chưa được nhai kỹ theo phản xạ của cơ thể sẽ trôi tuột xuống dạ dày, từ đó trở thành gánh nặng của bao tử. Bảo tử phải co bóp mạnh hơn, nhiều hơn để tiêu hóa phần thức ăn này, lâu ngày, dạ dày sẽ mệt mỏi gây ra một số loại bệnh liên quan đến dạ dày.
- Khó tiêu, đầy hơi
Uống nước trong khi ăn làm rối loạn quá trình tiêu hóa thực phẩm, vì axit dạ dày bị nước làm loãng, kết hợp với nhiều chất lỏng sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa hết, làm cho các chất béo và các loại dầu thực phẩm bám với nhau cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến hậu quả là cơ thể kém hấp thu, gây đầy hơi và khó tiêu, táo bón.
- Làm tăng khối lượng mỡ trong cơ thể
Thói quen uống nước trong khi ăn có thể gây cản trở năng suất làm việc của hệ tiêu hóa, dẫn đến hàm lượng insulin bị dao động mạnh từ tạo cơ hội cho việc tích tụ mỡ trong cơ thể tăng cao.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Uống nước đúng thời điểm giúp bảo vệ sức khỏe
Nước chiếm hơn 70% trọng lượng, là thành phần cấu tạo nên hầu hết các bộ phận cơ thể người. Do đó, chúng ta cần cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Mặc dù vậy, không phải uống nước bất cứ lúc nào cũng tốt. Uống nước không đúng cách có thể phản tác dụng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, mỗi người cần trang bị cho mình cách uống nước hợp lý để nước không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa mà còn bảo vệ, chăm sóc sức khỏe chúng ta.
- Uống 1-3 cốc nước đầu tiên vào buổi sáng sau khi thức dậy
Uống nước vào buổi sáng sau khi thức dậy sẽ giúp bổ sung lượng nước đã mất trong suốt đêm qua, thúc đẩy tuần hoàn máu, thải độc cho cơ thể, cung cấp khoáng chất tự nhiên cho ngày mới tràn đầy năng lượng.
- Uống nước trước bữa ăn một giờ
Nếu tiêu thụ quá nhiều nước ngay trước bữa ăn, dạ dày sẽ trở nên đầy, làm cho bạn có cảm giác no, mất đi sự ngon miệng. Nếu bạn uống nước trong suốt bữa ăn, nó sẽ làm loãng enzyme tiêu hóa trong dạ dày, làm cho thức ăn khó được tiêu hóa và hấp thụ hơn. Do đó, tốt nhất là chúng ta nên uống nước trước bữa ăn một giờ, nước sẽ di chuyển từ dạ dày đế ruột trong khoảng 30 phút, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mà không làm ảnh hưởng đến khẩu vị cũng như sự tiêu hóa.
- Tránh uống nước ngay trước khi đi ngủ hoặc khi thức giấc trong đêm
Theo giáo sư, bác sĩ Hiromi Shinya (Nhật Bản), uống nước ngay trước khi đi ngủ hoặc khi thức dậy trong đêm thì nước sẽ trộn với axit dạ dày đi vào khí quản và bị hít vào phổi, từ đó làm tăng nguy cơ viêm phổi.
- Cung cấp nước tốt cho cơ thể
Cung cấp đủ nước, uống nước đúng cách thôi vẫn chưa đủ, chúng ta còn nên chọn những loại nước tốt để đưa vào cơ thể.
Nước tốt là nước có tính kiềm mạnh, giàu chất chống oxy hóa, đồng thời chứa nhiều khoáng chất tự nhiên có lợi cho cơ thể. Nước tốt được tạo ra từ máy điện giải nước ion kiềm. Nước tốt có khả năng trung hòa axit dư thừa, loại bỏ gốc tự do cung cấp khoáng chất đồng thời thải độc cho cơ thể hiệu quả. Từ đó, nó giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, tiểu đường, gout đau dạ dày, đường ruột tiêu hóa kém, táo bón…