Chiếc máy điện giải y tế đầu tiên được phát minh trên thế giới bởi ông Michie Suwa nhà nghiên cứu y khoa người Nhật (thuộc Toyo Aitex) vào năm 1952. Sau hơn 73 năm phát triển, trên thế giới có hàng nghìn nhà sản xuất máy điện giải y tế (máy điện giải Hydro, máy điện giải nước ion kiềm,…).
Chuyên Gia Lọc Nước xin giới thiệu đến quý bạn đọc danh sách các nhà sản xuất máy điện giải y tế uy tín tại Nhật Bản đang bán chạy hàng đầu thị trường Việt Nam và những chứng nhận chất lượng quan trọng trong ngành.
7 nhà sản xuất máy điện giải giải y tế từ Nhật Bản uy tín
Tính đến 2025, ba nhà sản xuất có nhiều kinh nghiệm sản xuất thiết bị y tế nhất là TOGO (Tiền thân Toyo Aitex): 73 năm, FUJI MEDICAL: 71 năm và OSG: 46 năm. Fuji Medical có chuyên ngành chính là sản xuất thiết bị y tế với nhiều ngành hàng thiết bị y tế như: máy điện giải Hydro y tế (máy điện giải ion kiềm), máy điện trường cao áp trị liệu, ghế massage trị liệu, thiết bị massage bộ phận trị liệu, máy trợ thích, thiết bị tập thể dục,… TOGO có chuyên ngành chính là sản xuất các thiết bị lọc nước gia đình. OSG có chuyên ngành chính là sản xuất các thiết bị lọc nước trong công nghiệp.
Đứng vị trí 4 và 5 về kinh nghiệm sản xuất thiết bị y tế lần lượt là NIHON TRIM: 42 năm và ENAGIC (Tiền thân một phận kinh doanh Sony): 39 năm. Enagic được một số nhà phân phối đa cấp truyền miệng là nhà sản xuất máy điện giải lâu đời nhất Nhật Bản nhưng thực tế đến năm 1986, công ty này mới bắt đầu sản xuất máy điện giải. Chuyên ngành chính của Enagic là kinh doanh theo mô hình đa cấp với sản phẩm chủ lực là thực phẩm chức năng và thiết bị hỗ trợ sức khỏe. Nihon Trim có chuyên ngành chính là sản xuất các thiết bị lọc nước cho gia đình và trong nông nghiệp.
Hai công ty trong top 7 có số kinh nghiệm sản xuất thiết bị y tế ít nhất là là PANASONIC (Tiền thân: Konosuke Matsushita): 33 năm và CLEANSUI (Tiền thân Diamera): 20 năm. Tuy Panasonic là Tập đoàn điện tử lâu đời hơn 100 năm, nhưng đến năm 1992, Panasonic mới bắt đầu sản xuất máy điện giải. Cleansui có chuyên ngành chính là sản xuất thiết bị lọc nước cho gia đình và cung cấp các vật liệu trong ngành lọc nước.
12 chứng nhận quốc tế quan trọng và phổ biến trong ngành máy điện giải y tế
Máy điện giải được Bộ Y Tế Nhật Bản công nhận là thiết bị y tế được kiểm soát, do đó cần phải đảm bảo nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Trong ngành sản xuất máy điện giải y tế hiện nay có 12 chứng nhận quan trọng để sản phẩm được cấp phép sản xuất và lưu hành tại các thị trường khó tính trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu.
Danh sách 12 chứng nhận quốc tế danh giá quan trọng và phổ biến trong ngành máy điện giải (được sắp xếp theo thứ tự mức độ quan trọng từ cao đến thấp)
- Chứng nhận ISO 13485 – Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng cho thiết bị y tế
- Chứng nhận ISO 14001 – Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường
- Chứng nhận ISO 9001 – Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng
- Chứng nhận Thiết bị y tế được kiểm soát bởi Bộ Y Tế Nhật
- Chứng nhận Nhà sản xuất thiết bị y tế Nhật
- Chứng nhận JIS – Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản
- Chứng nhận JWPA – Tiêu chuẩn của Hiệp hội máy lọc nước Nhật Bản
- Chứng nhận FDA Mỹ – Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ công nhận Nhà sản xuất thiết bị y tế
- Chứng nhận TUV Đức – Kiểm định thiết bị y tế Đức
- Chứng nhận SGS Thụy Sĩ – Kiểm định thiết bị y tế Thụy Sĩ
- Chứng nhận WQA
- Chứng nhận NSF
Bảng so sánh các chứng nhận quốc tế mà các doanh nghiệp sản xuất máy điện giải y tế đạt được (***)
(***): Dựa trên các chứng nhận quốc tế mà các nhà sản xuất đã công bố tính đến tháng 01/2025.
Trong số các nhà sản xuất, FUJI MEDICAL là nhà sản xuất máy điện giải y tế nhận được nhiều chứng nhận quốc tế quan trọng nhất (10/12 chứng nhận). Đa số các doanh nghiệp đạt 7/12 chứng nhận.
Các nhà sản xuất có thể có nhiều chứng nhận và giải thưởng khác, nhưng 12 chứng nhận quốc tế quan trọng (trình bày bên trên) chính là thước đo chuẩn mực cho uy tín của doanh nghiệp sản xuất máy điện giải y tế trong hàng thập kỷ qua.
Nguồn tham khảo:
- Hiệp hội máy điện giải Nhật Bản (Association of Alkaline Ionized Water Apparatus).
- Bộ Y Tế, Lao Động và Phúc Lợi Nhật Bản (Ministry of Health, Labour and Welfare).
- Website, thông cáo báo chí của các doanh nghiệp trong bài viết.