Nước ion kiềm và bệnh loãng xương – Loãng xương là căn bệnh gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Và căn bệnh này giờ đây không chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi mà còn xảy ra ở cả những người trẻ. Vậy đối với căn bệnh loãng xương này, nước ion kiềm Kangen có hỗ trợ điều trị được không? Cùng Kangen Việt Nam tìm hiểu nhé!
Bệnh loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương, bệnh xốp xương, là loại bệnh xảy ra do hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày một thưa ra, khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy mặc dù chỉ va chạm hoặc bị chấn thương nhẹ.
Dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh loãng xương là đau lưng và sụt cân. Bệnh loãng xương thường xuất hiện ở phụ sau mãn kinh và người lớn tuổi, dẫn đến tình trạng dễ gãy xương ở những đối tượng này. Những nơi dễ bị gãy xương do loãng xương nhất là cột sống và cổ tay, xương hông, tuy nhiên, bất cứ bộ phận xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Nghiêm trọng hơn, có một số xương bị gãy có thể sẽ không lành lại được, đặc biệt là gãy xương ở hông.
Loãng xương là căn bệnh nguy hiểm, rất khó điều trị và thường để lại hậu quả xấu cho sức khỏe như gãy xương, đau lưng, đi đứng khó khăn… Nó gây ra cho người bệnh nhiều phiền toái trong cuộc sống, đau lưng xương khớp, thậm chí nhiều khi phải nằm 1 chỗ vì đau đớn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Máy tạo nước ion kiềm Kangen SD501 >> https://kangenvietnam.net/portfolio/kangen-leveluk-sd-501/
Liệu Kangen Việt Nam có lừa đảo không? >> http://chuyengialocnuoc.com/kangen-lua-dao-co-that-khong/
Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh loãng xương chính là chế độ ăn không cung cấp đủ chất đệm kiềm và các chất khoáng đặc biệt là canxi cho cơ thể để trung hòa axit dư thừa. Từ đó, khoáng chất trong cơ thể và xương có thể bị cạn kiệt và môi trường nội bào trở nên acidotic. Và bệnh loãng xương từ đó mà hình thành.
Chất thải axit chuyển hóa trong cơ thể là yếu tố có thể gây nên các bệnh thoái hóa và tự miễn. Môi trường axit sẽ tác động xấu đến sự chuyển hóa tế bào, làm suy giảm năng lượng, tích tụ nước và phù nề, và tăng khả năng sản xuất các gốc tự do có hại.
Bệnh loãng xương thường được cho là căn bệnh tự nhiên xảy đến khi tuổi già. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, bệnh loãng xương hoàn toàn có thể phòng ngừa được.
Làm gì để phòng chống bệnh loãng xương?
Nghiên cứu về bệnh loãng xương có tiến sĩ Susan E. Brown. Bà là một nhà nhân chủng học y tế ở New York và còn là chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu chuyên ngành về loãng xương và thiếu xương. Tiến sĩ Susan E. Brown đã có hơn 20 năm kinh nghiệm về dinh dưỡng lâm sàng, nghiên cứu sức khỏe của xương, giáo dục chuyên nghiệp về y tế. Tiến sĩ Susan E. Brown đã được giảng dạy trong các trường đại học cả hai miền Bắc và Nam Mỹ và là tác giả của nhiều bài báo khoa học.
Theo tiến sỹ Susan E. Brown sự cân bằng độ pH trong cơ thể là vô cùng quan trọng để có thể có được bộ xương khỏe mạnh. Các tế bào, cơ quan trong cơ thể chúng ta phát triển trong môi trường kiềm (pH 7.3 – 7.4). Các enzym, các chất miễn dịch sẽ có chức năng tốt nhất trong môi trường kiềm. Tuy nhiên, do ô nhiễm môi trường, căng thăng, lo lắng, stress, hoặc do ăn uống thiếu lành mạnh, nên trong cơ thể chúng ta xuất hiện rất nhiều axit dư thừa. Cơ thể chúng ta có cơ chế tự đào thải axit dư thừa. Tuy nhiên, nếu lượng axit tồn tại quá nhiều thì cơ thể chúng ta không thể tự đào thải được. Từ đó dẫn đến nhiều can bệnh nguy hiểm. trong đó có bệnh loãng xương.
Vậy để phòng chống và cải thiện bệnh loãng xương, bước đầu tiên quan trọng nhất là phải bổ sung chất kiềm và canxi cho cơ thể bằng cách uống nước điện giải ion kiềm mỗi ngày.
Nước ion kiềm rất giàu khoáng chất, đặc biệt là canxi và rất giàu tính kiềm tự nhiên. Uống nước ion kiềm mỗi ngày sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương.
Nước ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên sẽ giúp trung hòa axit dư thừa, từ đó đưa môi trường trong cơ thể trở về môi trường kiềm, giúp các cơ quan trong cơ thể khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn, phục hồi và cải thiện chức năng của xương.
Đồng thời, nước ion kiềm sẽ bổ sung khoáng chất, đặc biệt là canxi cho xương, giúp xương chắc khỏe.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng đồng thời một số cách sau đây để bộ khung nâng đỡ cơ thể luôn vững vàng, khỏe mạnh
Tập những bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi
Tập thể dục sẽ kích thích sự hình thành xương và tăng cường cơ bắp từ đó tránh được nguy cơ gãy xương, rạn nứt xương.
Chú ý chế độ ăn uống
Nên xây dựng những bữa ăn giàu tính kiềm, nhiều dinh dưỡng, đặc biệt chú ý đến những loại thực phẩm giàu canxi, để khi vào cơ thể, thức ăn sẽ góp phần kiềm hóa cơ thể, hạn chế hình thành axit dư thừa, đồng thời cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể nói chung và cho xương nói riêng.
Tránh xa kẻ thù không đội trời chung với xương
Thuốc lá và rượu là hai nguyên nhân làm cho xương ngày càng yếu đi. Cafein làm tăng sự bài tiết canxi qua đường tiết niệu. Chất xơ gây rối loạn quá trình hấp thụ can-xi của xương. Vì vậy, bạn nên cố gắng cai thuốc lá và rượu. Khi bạn tiêu thụ chất xơ (rau xanh, ngũ cốc thô…), bạn nên lựa chọn những thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn kế tiếp. Trà và cà phê bạn cũng nên uống với liều lượng vừa phải.