Những thực phẩm chúng ta tiêu thụ hằng ngày đều có tác động tiêu cực hoặc tích cực đến cơ thể. Với thực phẩm có tính kiềm sẽ tốt hơn hẳn vì có thể giúp cơ thể chống được bệnh tật, gia tăng sức khỏe. Vậy những thực phẩm đó là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Thực phẩm kiềm là gì?
Thực phẩm kiềm nghĩa là thực phẩm có tính kiềm hoặc khi tiêu thụ vào bên trong cơ thể làm máu có tính kiềm nhẹ. Thực phẩm chúng ta tiêu thụ mỗi ngày đều có tác động vô cùng mạnh mẽ đến sức khỏe. Vì nếu bạn ăn thực phẩm có tính kiềm cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn vì hệ miễn dịch sẽ được tăng cường, phòng ngừa được nhiều loại bệnh, nếu bạn ăn nhiều thực phẩm có tính axit cơ thể bạn sẽ mệt mỏi, mắc nhiều bệnh hơn.
2. Tại sao cần bổ sung thực phẩm có tính kiềm?
Để hiểu rõ tại sao cần phải bổ sung thực phẩm có tính kiềm hãy phân tích tính axit và tính kiềm là gì?
Tính axit có nghĩa là độ pH < 7, có vị chua, có tính ăn mòn cao. Trong khi đó tính kiềm có nghĩa là độ pH > 7, có khả năng trung hòa được axit. Còn tính trung tính thường có ở nước lọc với pH=7. Khi tiêu hóa thức ăn, dạ dày thường tiết ra dịch vị có tính axit với pH 2.0 – 3.5 để có thể nhào trộn, phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Một số trường hợp khiến cơ thể dư thừa axit đó là ăn quá nhiều thịt, ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit như thức ăn nhanh, thực phẩm kém vệ sinh, chế phẩm từ sữa, hay uống nhiều nước ngọt sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn axit, khiến axit trong máu tăng cao, dạ dày rối loạn tiêu hóa, ợ chua… Trong khi đó, nghiên cứu từ Tiến sĩ Otto Warburg – Chuyên nghiên cứu về tế bào ung thư – Cho rằng tế bào bệnh tật mang tính axit, và ngược lại tế bào khỏe mạnh sẽ mang tính kiềm. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng cơ thể sẽ khỏe mạnh nếu như mang tính kiềm.
Kiềm có thể giúp trung hòa được axit dư thừa, giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng và khỏe mạnh nhất. Và thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp chúng ta thực hiện được việc này. Tuy nhiên không nên nhận xét thực phẩm có tính kiềm hay không dựa trên độ pH thực tế của nó. Ví dụ như chanh hay dứa có độ pH rất cao khoảng 2.0 – 3.0, nhưng khi vào cơ thể lại có tính kiềm hóa axit dư thừa cực tốt.
3. Làm sao biết thực phẩm nào có tính kiềm?
Cách tốt nhất để nhận biết thực phẩm có tính kiềm hóa hay không chúng ta phải dựa vào chỉ số PRAL. PRAL là từ viết tắt của Potential Renal Acid Loadal, có nghĩa là khả năng kiềm hóa axit của thức ăn. Nó dùng để xác định tính kiềm hay axit của thực phẩm dựa trên khoáng chất, phốt pho và protein để lại sau chuyển hóa của thực phẩm trong cơ thể. Từ chỉ số này, chúng ta có thể biết được chính xác lượng axit và lượng kiềm của thực phẩm để xác định được loại thực phẩm nào nên ăn.
Ví dụ một thực phẩm được xem là axit hóa cơ thể nghĩa là sau quá trình chuyển hóa protein và phốt pho sẽ phân hủy thành axit sunfuric và axit photphoric. Trong khi đó thực phẩm kiềm sẽ cho ra các khoáng chất kiềm như Canxi, Magie và Kali.
Một số chế phẩm từ sữa là thực phẩm yêu thích của hầu hết mọi người, nhưng vô tình nó lại có tính axit cao nhất. Sở dĩ vì thế là do sữa hay các chế phẩm từ sữa có chứa rất nhiều phốt pho.
Thang đo PRAL thường có 3 mức mang giá trị âm hoặc dương hoặc trung tính. Nếu một loại thực phẩm có giá trị PRAL âm nghĩa là thực phẩm đó có tính kiềm. Ngược lại, thực phẩm có giá trị PRAAL dương đều có tính axit.
Chế độ ăn có PRAL dương làm cơ thể tăng sản xuất tiền chất axit, trong khi chế độ ăn có PRAL âm làm tăng sản xuất tiền chất kiềm. Điều đó đồng nghĩa rằng nếu giá trị PRAL của một loại thực phẩm nhỏ hơn 0 (PRAL<0), thì thực phẩm đó làm tăng độ kiềm của dịch cơ thể. Nếu giá trị PRAL của một loại thực phẩm lớn hơn 0 (PRAL>0) thì thực phẩm đó sẽ làm tăng sản xuất axit trong cơ thể. Điều đó sẽ tác động tương ứng đến trạng thái axit – bazơ của cơ thể.
Xem thông tin ở bảng bên dưới, chúng ta có thể thấy được những thực phẩm như thịt, trứng, phô mai và ngũ cốc nguyên hạt sẽ có PRAL dương. Trong khi trái cây và rau quả có PRAL âm, PRAL của sữa được coi là trung tính, cũng như chất béo và đường có ảnh hưởng nhỏ đến cân bằng axit – bazơ.
Ví dụ như rau Spinach có giá trị -11.8 có nghĩa nó có tính kiềm mạnh, còn các loại pho mát như Gouda hay Parmesan có giá trị dương rất cao từ 20.0 đến 21.4 nghĩa là có tính axit cao.
Có thể nói thực phẩm có giá trị âm cao nhất nghĩa là thực phẩm có tính kiềm mạnh nhất là trái cây rau củ. Ngược lại những thực phẩm như thịt, ngũ cốc, các chế phẩm từ sữa như phô mai, pho mát có giá trị dương cao nhất, nên có tính axit mạnh nhất.
Thật không may, trong các bữa ăn hằng ngày của chúng ta, thực phẩm có tính axit lại hiện diện nhiều hơn cả. Do đó việc chúng ta mắc nhiều căn bệnh là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ về giá trị PRAL âm hay dương của thực phẩm để có thể lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe của mình trong bữa ăn hằng ngày nhé!
4. Nên hấp thụ thực phẩm có tính kiềm nào?
Để cơ thể trung hòa được axit dư thừa, cũng như tạo môi trường tốt để các tế bào khỏe mạnh phát triển chúng ta không thể không bổ sung những thực phẩm mang tính kiềm. Sau đây là danh sách các loại thực phẩm chúng ta nên ăn mỗi ngày:
Hãy chú ý hấp thụ những thực phẩm nào có giá trị PRAL càng âm càng tốt bởi vì nó có tính kiềm cao, nó sẽ giúp chúng ta kiềm hóa được cơ thể. Và hãy hạn chế đến mức có thể những thực phẩm có giá trị dương vì nó mang tính axit, chúng sẽ khiến cơ thể chúng ta bị dư thừa axit, từ đó mắc phải nhiều loại bệnh không mong muốn.
Có một thực phẩm không được đề cập trong danh sách trên cũng có tính kiềm hóa cơ thể đó chính là nước ion kiềm/nước điện giải. Cũng có thể nói, nước ion kiềm là một loại nước có giá trị PRAL âm vì nước ion kiềm có tính kiềm (tự nhiên như ở rau xanh). Chính vì thế, sử dụng nước ion kiềm cũng đồng nghĩa chúng ta đang giúp cơ thể được kiềm hóa.
Nước ion kiềm hay còn gọi là nước điện giải ion kiềm giàu hydro có độ pH từ 8.0 – 9.5 dùng để uống. Nó có tính kiềm mạnh tự nhiên như rau xanh, nhưng với đặc tính là tồn tại ở dạng ion và cấu trúc phân tử siêu nhỏ nên có thể dễ dàng thẩm thấu vào tế bào hơn giúp đào thải độc tố, trung hòa axit tốt hơn so với việc hấp thụ kiềm từ rau xanh.
Ngoài ra nước ion kiềm còn chứa hydrogen – Chất chống oxy hóa cực mạnh – Một chất mà không phải tất cả các loại rau quả đều có. Hydrogen cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu phân tích như Bác sĩ Ohta từ Đại Học Nippon là có khả năng chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do bệnh tật. Từ đó, giúp cơ thể chống lại được mầm bệnh, tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa cũng như giúp cơ thể khỏe mạnh hơn từng ngày.
Hơn nữa nước ion kiềm/nước điện giải cũng giống như là nước lọc chúng ta uống mỗi ngày. Nó có nhiệm vụ chống khát, bù nước, nhưng lại chứa các đặc tính đặc biệt như giàu kiềm tự nhiên, giàu vi khoáng, giàu hydrogen chống lão hóa, cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ có khả năng chống lại bệnh tật, tăng cường sức khỏe cho con người. Vì vậy, loại nước này được nhiều người lựa chọn để sử dụng mỗi ngày thay cho nước lọc hay nước khoáng trước kia.
Như vậy qua bài viết trên, bạn đã có thể biết được tại sao nên bổ sung thực phẩm giàu kiềm cũng như nên chọn những loại thực phẩm nào nên ăn mỗi ngày. Chúc bạn có được một tinh thần tốt và sức khỏe cường tráng thông qua bữa ăn của mình!
Nguyệt Vi