“Kangen Việt Nam ơi, cho tôi hỏi kim loại nặng là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Mong Kangen Việt Nam giải đáp giúp tôi” – Cô Liêm, Vũng Tàu
Trước tiên, Kangen Việt Nam xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Kangen Việt Nam sẽ dành toàn bộ bài viết này để chia sẻ cùng quý khách những thông tin về kim loại nặng là gì, kim loại nặng trong nước có tác hại như thế nào đối với sức khỏe? Cùng Kangen Việt Nam tìm hiểu nhé!
Kim loại nặng là gì?
Kim loại nặng là những nguyên tố kim loại mà khối lượng riêng của nó lớn hơn 5g/cm3. Một số kim loại nặng cần thiết cho sự sống của sinh vật, được xem là nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên, kim loại nặng khi vượt mức cần thiết sẽ gây hại cho môi trường, nếu vào bên trong cơ thể tạo nên độc tính cho cơ thể.
Một số kim loại nặng phổ biến như chì (Pb), thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd), bạc (Ag), Asen (As)…
Trong môi trường tự nhiên, kim loại nặng tồn tại ở 3 môi trường: đất, nước và không khí. Riêng trong môi trường nước, kim loại nặng tồn tại dưới dạng ion hoặc phức chất… So với môi trường đất và không khí, thì nước là môi trường có khả năng phát tán kim loại nặng đi xa và rộng nhất. Và chính vì vậy, kim loại nặng có thể nhờ nước mà tấn công dễ dàng vào cơ thể con người qua đường ăn uống.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Độc tính của một số kim loại nặng đối với sức khỏe
- Độc tính của chì
Chì xuất hiện trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, hóa dầu, luyện kim đen, công nghiệp mỹ phẩm… hoặc trong các hoạt động của ngành giao thông vận tải như sản xuất xăng…. Nước thải hoặc khí thải chứa chì sẽ ngấm vào mạch nước ngầm, hoặc đi vào đại dương. Nếu không có những biện pháp xử lý hết chất chì trong nguồn nước sinh hoạt chì sẽ từ nước đi vào cơ thể gây nên những hậu quả khó lường.
Chì có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể thông qua quá trình ăn uống, lâu dần, lượng chì tích tụ trong cơ thể không bị đào thải sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Kim loại chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, nó tác động lên hệ enzyme có nhóm hoạt động chứa hyđro. Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn bộ phận tạo huyết (tuỷ xương). Và tuỳ theo mức độ nhiễm độc mà sẽ có những dấu hiệu như đau bụng, đau khớp xương, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, thạm chí nếu nhiễm độc chì nặng có thể tử vong.
Tiêu chuẩn tối đa cho phép của nồng độ chì trong nước uống là 0,01 mg/ml.
- Độc tính của thủy ngân
Thuỷ ngân là sản phẩm của các chất thải, bụi khói các nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất nhiệt kế, đèn huỳnh quang, bột giấy, chất bảo vệ thực vật…
Tùy vào dạng hóa học của thủ ngân mà nó có tính độc khác nhau. Thuỷ ngân nguyên tố không độc Tuy nhiên, thuỷ ngân dễ bay hơi ở nhiệt độ thường và nếu hít phải sẽ rất độc. Thuỷ ngân là chất khi vào cơ thể có khả năng phản ứng với axit amin chứa lưu huỳnh, các hemoglobin, abumin; có thể liên kết màng tế bào, làm thay đổi hàm lượng kali, thay đổi cân bằng axit bazơ của các mô, làm thiếu hụt năng lượng cung cấp cho tế bào thần kinh. Trẻ em bị ngộ độc thuỷ ngân sẽ bị phân liệt, co giật.
Đặc biệt trong môi trường nước, metyl thủy ngân là dạng độc nhất, nó làm phân liệt nhiễm sắc thể và ngăn cản quá trình phân chia tế bào.
Nồng độ tối đa cho phép của thủy ngân trong nước là 0.001 mg/lít
- Tính độc của Asen
Có hai nguyên nhân gây ô nhiễm Asen, một là do núi lửa, bụi đại dương, hai là quá trình nung chảy đồng, chì, kẽm, thép, đốt rừng, hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Asen có thể tồn tại ở dạng vô cơ và hữu cơ. Trong tự nhiên, Asen tồn tại trong các khoáng chất. Nồng độ Asen thấp thì kích thích sinh trưởng nhưng nồng độ cao sẽ gây độc cho động thực vật, con người…
Khi tồn tại trong cơ thể con người, Asen có thể gây ra 19 căn bệnh khác nhau. Chất Asen làm keo tụ protein và phá huỷ quá trình photpho hoá; gây ung thư tiểu mô da, phổi, phế quản, xoan; gây hoại tử các vết loét ở tay, chân, làm rối loạn sắc tố da, sừng hóa gan bàn tay, gan bàn chân, thậm chí liên quan đến bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư bàng quang, ung thư gan.
Tiêu chuẩn cho phép theo WHO nồng độ Asen trong nước uống là 0.05 – 0.01mg/lít
- Độc tính của Cadimi
Cadimi (Cd) là chất được sử dụng trong công nghiệp luyện kim, chế tạo đồ nhựa, đặc biệt hợp chất cadimi được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất pin.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm cadimi là do bụi núi lửa, cháy rừng, bui vũ trụ… hoặc do các ngành công nghiệp luện kim, chất dẻo, sơn…
Cadimi xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua hai con đường chính: hô hấp và ăn uống. Và theo nhiều nghiên cứu, người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ nhiễm cadimi rất cao.
Cađimi xâm nhập vào cơ thể sẽ tích tụ ở thận và xương; gây nhiễu hoạt động của một số enzim, làm tăng huyết áp, ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, làm rối loạn chức năng thận, phá huỷ tuỷ xương, gây ảnh hưởng đến nội tiết, máu, tim mạch.
Tiêu chuẩn theo WHO cho nước uống bằng hoặc dưới 0,003 mg/l.
Qua đó, có thể thấy dư lượng kim loại nặng có trong nước vô cùng nguy ngại cho sức khỏe. Nếu không cẩn thận, chúng ta có thể phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật bất cứ lúc nào.
Vậy loại bỏ kim loại nặng trong nước bằng cách nào?
Hiện nay, có một cách loại bỏ kim loại nặng trong nước rất hiệu quả đó là sử dụng máy lọc nước Kangen SD501. Máy điện giải là một trong những thiết bị tạo nước tốt có nguồn gốc từ Nhật Bản. Với công nghệ lọc và điện phân hiện đại, tiến bộ, máy điện giải có khả năng tạo ra nguồn nước tốt, hoàn toàn sạch khuẩn, không chứa kim loại nặng lại rất giàu vi khoáng cho người sử dụng. Đặc biệt, nước ion kiềm do máy điện giải tạo ra, còn có tác dụng tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, gout, đau dạ dày, tiêu chảy…