Táo bón gây ra những cảm giác cực kỳ khó chịu cho người bệnh. Vậy nguyên nhân bị táo bón là gì? Cách phòng ngừa và chữa trị táo bón ra sao?
Táo bón là gì?
Táo bón là hiện tượng đau rát hậu môn khi đi tiêu do phân quá khô và cứng, buồn đi mà không đi được phải rặn mạnh, hoặc khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Táo bón được tính khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần/ 1 tuần.
Ở những người bình thường, thức ăn sau khi tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non sẽ đi xuống đại tràng. Tại đây phần lớn nước sẽ được hấp thu lại. Phân trở nên dẻo hơn và đi xuống đại tràng sigma rồi được chứa ở đó.
Khi khối lượng tăng lên khoảng 200-300g thì phân sẽ được đưa xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng gây nên một phản xạ mót, rặn. Khi đó, cơ nâng hậu môn co lại, cơ vòng hậu môn mở ra và đại tràng co bóp mạnh, đồng thời cơ hoành cùng các cơ thành bụng cũng co bóp mạnh làm tăng áp lực trong ổ bụng, đẩy phân ra ngoài. Nếu cơ chế hoạt động này bị rối loạn sẽ sinh ra hiện tượng táo bón.
Táo bón tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường nhật của con người, gây đau đớn, khó chịu, mệt mỏi, bất tiện cho con người… Đôi khi táo bón còn là triệu chứng của một số bệnh liên quan đến đại tràng như viêm đại tràng, ung thư đại tràng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Khi bị táo bón thường sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Khó thải phân, phân khô hay cứng
- Bụng chướng
- Đau bụng
- Đi tiêu ra máu hoặc có máu trong phân
- Đi tiêu xong vẫn còn cảm giác muốn đi tiêu tiếp vì cảm giảm phân chưa ra hết.
Nguyên nhân bị táo bón
Táo bón được chia thành hai loại: táo bón chức năng và táo bón do tổn thương thực thể. Hai loại táo bón này bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân.
Táo bón chức năng
Là loại táo bón thường gặp nhưng không gây tổn thương ở đại trực tràng và hậu môn. Táo bón chức năng cũng được chia thành 2 loại:
- Táo bón thời gian ngắn: thường xảy ra do các bệnh toàn thân như sốt, nhiễm khuẩn, sau phẫu thuật. Do dùng một số thuốc giảm nhu động ruột như thuốc phiện, thuốc an thần, sắt… Do phản xạ: táo bón đi kèm các bệnh sỏi thận, sỏi mật, phù…Táo bón do nhiễm độc chì.
- Táo bón mạn tính: Do thói quen, do nghề nghiệp, ngồi nhiều, ít hoạt động, nhịn đi ngoài trong thời gian dài, lâu dần trực tràng sẽ mất dần phản xạ cộng thêm áp lực không tống phân đều đặn rất dễ gây bệnh táo bón; Do hội chứng ruột kích thích vào thời kỳ giảm nhu động ruột hoặc co thắt nhiều; Do chế độ ăn uống ít, khẩu phần quá ít; Do suy nhược thần kinh làm giảm trương lực cơ, giảm nhu động ruột hoặc do rối loạn tâm thần dẫn đến mất phản xạ đại tiện gây nên.
Táo bón do tổn thương thực thể
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón thực thể:
- Do dạ dày chứa nhiều aixt, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Do u đại trực tràng hoặc u trong ổ bụng chèn ép đại trực tràng làm cản trở đường đi của phân.
- Các bệnh bẩm sinh của đại tràng như đại tràng dài, đại tràng to giữ phân lại đại tràng lâu và nhiều, bị tái hấp thu kiệt nước cũng có thể gây nên bệnh táo bón.
- Do viêm đại tràng mạn tính hoặc mắc các bệnh mạch máu vùng hậu môn trực tràng như trĩ. . .
- Các trường hợp dính tắc sau mổ cũng có thể là nguyên nhân của táo bón
- Bệnh u não, viêm não màng não, tăng áp lực nội sọ, tổn thương tuỷ sống cũng có thể gây táo bón.
BẠN CẦN TÌM HIỂU VỀ CÁC DÒNG MÁY LỌC NƯỚC KANGEN ? XEM CHI TIẾT TẠI >> https://kangenvietnam.net/may-kangen/
Phòng ngừa và điều trị táo bón như thế nào?
Táo bón thông thường có thể khỏi hoàn toàn khi chúng ta thay đổi lối sống như thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao. Ngoài ra thực đơn ăn uống hợp lý cũng góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị táo bón.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, hỗ trợ tốt cho quá trình nhu động ruột.
Tham khảo 4 loại thực phẩm hỗ trợ hiệu quả cho quá trình đại tiện:
Chuối: chuối có tác dụng nhuận trường, làm mềm phân. Người bị táo bón thường sẽ ít có cảm giác thèm ăn, do vậy có thể ăn ít, chia thành nhiều bữa nhưng tốt nhất hằng ngày ăn 1 trái chuối.
Khoai lang: Chất xơ trong khoai lang cao gấp đôi so với khoai tây. Khoai lang bổ sung chất xơ hỗ trợ cho quá trình nhu động ruột. Ăn khoai lang hấp hoặc luộc đều có hiệu quả có thể ăn cả vỏ khoai lang.
Cà rốt: Một củ cà rốt cỡ trung bình có chứa đến khoảng 1,2 gam chất xơ không hòa tan. Đây là chất rất quan trọng với đường ruột. Nó làm mềm phân cứng bằng các liên kết nước trong đường ruột, từ đó, kích thích tiêu hóa và giúp đại tiện dễ dàng.
Nước: Nước là thành phần không thể thiếu để trị chứng táo bón. Nước hỗ trợ nhu động ruột giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn. Đặc biệt, có một loại nước rất tốt cho người bị táo bón, đó là nước điện giải ion kiềm. Nước điện giải ion kiềm được tạo ra bởi máy điện giải có 4 tính chất: giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh, dồi dào hydro phân tử, giàu vi khoáng tự nhiên và phân tử nước siêu nhỏ sẽ giúp trung hòa axit dư thừa, các phân tử nước siêu nhỏ sẽ hỗ trợ nhu động ruột tốt hơn.
Một nghiên cứu về tác dụng của nước ion kiềm sau khi tiến hành thử nghiệm đã cho ra kết quả sau: nước ion kiềm và nước sạch đã được gửi cho 163 tình nguyện viên có những triệu chứng của táo bón. Tình nguyện viên được yêu cầu uống với số lượng 500ml/ngày trong bốn tuần. Tỷ lệ cải thiện chung ở nhóm sử dụng nước ion kiềm cao hơn đáng kể so với nhóm dùng nước bình thường. Nước ion kiềm có hiệu quả ở 79% các tình nguyện viên sử dụng nước kiềm, so với tỷ lệ 64,9% ở nhóm dùng nước sạch. Tỷ lệ không hiệu quả ở nhóm sử dụng nước i-on kiềm là 21% số người tình nguyện trong khi đó tỷ lệ này là 35,1%.
Như vậy, hiểu được nguyên nhân bị táo bón nhằm có biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp để táo bón không còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với chúng ta nữa.
Đại lý máy lọc nước Kangen – Kangen Việt Nam