Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là cách thức xử lý các loại nước trước khi xả ra môi trường để không làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Tìm hiểu nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh là nước thải có nguồn gốc từ hoạt động sinh hoạt của con người trong khu dân cư, trung tâm đô thị, khu vui chơi, khu ăn uống, mua sắm, nước thải từ các hoạt động tắm giặt, rửa chén, rửa thực phẩm… Theo đó, nước thải sinh hoạt được chia thành 2 loại: nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh và nước thải nhiễm bẩn do các hoạt động sinh hoạt.
Thành phần ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt là các loại hóa chất BOD5, COD, Nitro, Photpho đặc trưng. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt luôn tồn tại vi khuẩn gây bệnh, virus, giun sán, các chất và hợp chất hữu cơ gây bệnh. Thành phần gây ô nhiễm nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ (chiếm 60%) và vô cơ (khoảng 40%). Trong đó phần lớn các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ trên thành CO2, N2, H2O, CH4… Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5.
Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến hiện nay
- Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt cơ học
Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt cơ học là phương pháp loại bỏ các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải. Hai phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến hiện nay là:
Dùng song chắn rác hoặc lưới lọc để giữ lại các tạp chất không hoà tan lớn hoặc chất bẩn lơ lửng
Dùng bể lắng: để tách các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn hoặc bé hơn nước
Xử lý nước thải sinh hoạt cơ học là bước tiền xử lý cơ bản chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo.
- Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hoá lý
Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hóa lý là vận dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà quá trình xử lý cơ học ở trên chưa giải quyết được. Các công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa học bao gồm:
Bể keo tụ, tạo bông
Bể tuyển nổi
Phương pháp hấp phụ
Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp xử lý hoá học
Phương pháp xử lý hóa học là quá trình khử trùng nước thải bằng hoá chất như Clo hoặc Ozone. Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học thường là bước cuối cùng trong dây chuyền công nghệ trước khi thải ra môi trường.
- Phương pháp xử lý sinh học
Xử lý nước thải theo phương pháp sinh học là nhờ các lọai vi sinh vật oxy hoá hoặc khử các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch. Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật ăn các hợp chất hữu cơ này, kết quả là các chất bẩn hữu cơ được loại bỏ khỏi nước thải.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
Tìm hiểu nước thải công nghiệp là gì?
Nước thải công nghiệp là nước thải có nguồn gốc từ quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần, cũng như lượng thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, trình dộ quản lý cơ sở….
Người ta chia nước thải công nghiệp được chia thành hai loại:
Nước thải sản xuất bẩn, là nước thải từ quá trình sản xuất sản phẩm, xúc rửa máy móc thiết bị, từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, nướ thải sản xuất bẩn chứa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn,…
Nước thải sản xuất không bẩn là loại nước thải có nguồn gốc từ quá trình làm nguội thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước vì vậy loại nước thải này thường được quy ước là nước sạch.
Một số phương pháp xử lý nước thải công nghiệp phổ biến hiện nay
- Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học
Xử lý cơ học là phương pháp lọc tạp chất cơ học, các chất lơ lửng lắng có kích thước và trọng lượng lớn.
Quá trình xử lý cơ học cụ thể như sau: rác và các tạp chất bẩn có kích thước lớn được giữ lại ở song chắn hoặc lưới chắn rác và được loại bỏ ra ngoài. Sau đó, nước thải sẽ được dẫn qua bể lắng cát để loại bỏ các tạp chất vô đặc biệt là cát. Việc tách cát ra khỏi nước cần thiết để đảm bảo hiệu quả xử lý cho các công trình tiếp theo, giúp các chất hữu cơ lắng được và nhất là thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học ở bước tiếp theo. Quá trình lắng cát và các chất vô cơ khác có thể thực hiện ở bể lắng ngang, lắng đứng tùy theo công suất, mặt bằng, điều kiện địa chất công trình.
- Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hóa học (trung hòa, kết tủa)
Hóa chất được kiến nghị sử dụng để trung hòa hoặc kết tủa là acid HCl, H2SO4, Bazơ CaO (vôi bột), Ca(OH)2 hoặc bất kỳ loại acid kiềm nào khác mà khu công nghiệp có thể cung cấp. Sau khi trung hòa đến pH cho phép, nước thải được xả vào hệ thống cống thải chung của toàn khu công nghiệp.
- Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp bằng quá trình sinh hóa
Phương pháp xử lý sinh hóa dùng để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hòa tan hữu cơ ra khỏi nước thải. Phương pháp này nhờ vào quá trình sống của vi sinh vật. Các chất hữu cơ như nitơ, cacbon, photpho… trong nước thải là nguồn thực phẩm dồi dào cho các vi sinh vật. Từ đó loại bỏ được các chất thải hữu cơ có trong nước thải công nghiêp.
Các phương pháp xử lý nước thải cần được vận dụng phù hợp với từng loại nước nước. Dù phương pháp xử lý nước thải có khác nhau nhưng tất cả các loại nước thải gây ô nhiễm đều bắt buộc phải xử lý kỹ trước khi xả ra môi trường. Tuy nhiên, hiện nay theo nghiên cứu, phần lớn nước thải sinh hoạt (khoảng 600 nghìn m3/ngày) và nước thải công nghiệp (khoảng 240 nghìn m3/ngày) tại Việt Nam không được xử lý mà xả thẳng vào ao, hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn.
Kangen Việt Nam – Chuyên phân phối máy lọc nước ion giàu kiềm Nhật Bản