Ngành công nghệ máy lọc nước hiện nay đang rất đa dạng dòng sản phẩm, mở ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Trong đó, máy lọc nước RO cũng chiếm một thị phần không nhỏ, nhờ sở hữu ưu điểm nổi bật. Phổ biến là vậy, nhưng người dùng vẫn chưa có nhiều kiến thức về máy lọc RO. Do đó, bài viết sẽ cung cấp thêm kiến thức về loại máy này, giúp mọi người tránh được những sai lầm cơ bản.
1. Những điều chưa biết về máy lọc RO
Máy lọc RO một trong những máy lọc nước phố biến nhất trên thị trường máy lọc nước hiện nay. Vậy bạn đã biết gì về nó chưa? Nếu còn mơ hồ chưa nắm rõ thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
1.1. Máy lọc nước RO là gì?
Máy lọc nước RO là thiết bị lọc nước áp dụng màng lọc RO với màng chắn siêu nhỏ. Trong đó, các lỗ hỏng của màng lọc chỉ từ 0,0001 micromet nên có thể lọc sạch tạp chất, vi khuẩn, nấm mốc và kim loại nặng lên đến 99,99%. Từ đó tạo ra nguồn nước tinh khiết sạch và không khoáng chất. Đây cũng là máy lọc nước có giá rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Đồng thời, dưới sự phát triển như “vũ bão” của các công nghệ lọc nước sau này thì công nghệ lọc RO cũng có phần lỗi thời, nhường bước cho các “đàn em”.
1.2. Nguồn gốc công nghệ RO
Công nghệ lọc RO ra đời vào năm 1870, là phát minh sáng giá của những năm 50 thế kỷ 20. Nó được xem là thành tựu vĩ đại của ngành công nghệ lọc nước. Nói chính xác, công nghệ RO được ra mắt vào những năm 50 – 60 của thế kỷ trước tại Mỹ. Nhà khoa học Origin chính là người đã sáng chế phổ biến rộng rãi tại Mỹ và trên thế giới. Hiện nay, máy lọc nước này cũng đã có mặt tại nhiều hộ gia đình Việt Nam. Chúng hỗ trợ tích cực trong việc xử lý nguồn nước ô nhiễm nặng, mang đến nguồn nước sạch cho mọi người.
1.3. Cơ chế lọc theo công nghệ lọc RO
Các màng RO được cấu tạo từ tấm màng mỏng gắn chặt và cuộn lại thành hình dạng xoắn ốc. Trên bề mặt màng sẽ có các lỗ siêu nhỏ với kích thước khoảng 0.1 – 0.5 nanomet. Kích thước này lớn hơn phân tử nước nhưng lại nhỏ hơn các phân tử chất rắn hòa tan khác. Vì thế mà phân tử nước dễ dàng đi qua, còn các chất rắn hòa tan (tạp chất, kim loại nặng…) có kích thước phân tử lớn sẽ không thể lọt qua được màng lọc này. Bên cạnh đó, trên bề mặt màng RO còn có các lỗ lọc kích thước rất nhỏ, cần phải dùng máy bơm và điện để tạo áp lực ép nước tinh khiết đi qua màng lọc.
Nguồn nước sau khi qua màng lọc RO là nước tinh khiết. Vì thế, khi áp dụng công nghệ thẩm thấu ngược này máy phải bổ sung thêm các lõi sau màng RO. Ví dụ như lõi tạo khoáng, lõi tạo vị để nguồn nước đầu ra ngon và chất lượng hơn.
2. Những sai lầm cơ bản về máy lọc nước RO
Máy lọc nước RO đã có mặt rất lâu và phổ biến trong cuộc sống mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về dòng máy lọc nước này. Dưới đây là những sai lầm cơ bản về máy lọc nước RO được các chuyên gia đầu ngành chia sẻ:
2.1. Nước từ máy lọc không thể uống trực tiếp
Phần lớn mọi người nghĩ rằng nước lọc ra từ máy lọc nước RO không đủ sạch. Vì thế mà họ thường đun sôi lại rồi mới sử dụng. Nhưng sự thật là nước đầu ra sau khi lọc đã là nước tinh khiết và có thể uống trực tiếp.
2.2. Số lượng lõi lọc càng nhiều nước càng được làm sạch
Phần lớn khách hàng đều mặc định rằng càng nhiều lõi lọc thì nước sẽ càng sạch, nên yêu thích và ưu tiên lựa chọn máy lọc nước có nhiều lõi. Tuy nhiên, trên thực tế chất lượng của nguồn nước đầu ra phụ thuộc vào nguồn nước đầu vào và khả năng hoạt động của bộ lọc. Còn những lõi lọc tiếp theo thường sẽ có tác dụng hỗ trợ tăng tính năng cho lõi lọc chính hoặc cung cấp thêm khoáng chất.
Vì thế, mọi người hãy tìm hiểu thông tin về những lõi lọc bổ sung để chọn được một chiếc máy lọc phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình nhé!
2.3. Máy lọc nước mua một lần dùng được vài năm không cần thay lõi lọc
Đây là một trong những hiểu lầm tai hại trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất thì tùy vào nguồn nước đầu vào mà thời gian thay lõi sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, tùy theo nhà sản xuất mà thời gian thay lõi được ghi trên các lõi lọc cũng có thời hạn khác nhau. Mọi người nên thay lõi lọc đúng định kỳ để đảm bảo nguồn nước đầu ra chất lượng, đảm bảo sức khỏe tốt.
Theo đó, nếu bạn không thay lõi lọc, để quá hạn sẽ dẫn đến nhiều tác hại khôn lường:
Chất lượng nước đầu ra giảm: Khi sử dụng nguồn nước không đảm bảo độ sạch thường xuyên, cơ thể sẽ tích tụ dần các chất cặn bẩn. Điều này sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, mắt, da… Nghiêm trọng hơn là nguy cơ ung thư do nguồn nước nhiễm chất độc hại. Trong đó, phụ nữ mang thai, trẻ em và người già sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất do hệ miễn dịch yếu.
Không cung cấp đủ nước cho người dùng: Quá nhiều tạp chất bám vào sẽ làm cho hệ thống lõi lọc bị tắc. Điều này dẫn đến tốc độ nước chảy chậm và lượng nước thu về ít hơn, không đủ nước để dùng.
Giảm tuổi thọ máy lọc nước: Khi đến hạn thay thế, nếu bạn vẫn kéo dài thời gian có thể làm giảm tuổi thọ của máy. Bởi vì, khi lõi lọc bị tắc, máy lọc nước sẽ hoạt động quá công suất, dễ gây chập máy, cháy máy.
3. So sánh máy lọc RO với các máy lọc nước khác
Hiện nay có 3 loại máy lọc nước đại diện cho 3 công nghệ lọc nước chính: RO, Nano, điện phân nước. Tùy vào nguồn nước đầu vào của gia đình bạn và một vài yếu tố khác để tìm ra máy lọc nước phù hợp, cùng tìm hiểu qua bảng sau:
Tiêu chí | Máy lọc nước RO | Máy lọc nước Nano | Máy lọc nước điện phân (điện giải ion kiềm) |
Cơ chế lọc | Màng lọc RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phân tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm cao áp tạo ra một dòng chảy mạnh đẩy các thành phần hóa học, tạp chất, kim loại… chuyển động mạnh văng ra vùng có áp lực thấp và trôi theo dòng nước ra ngoài theo đường thải.
Trong khi đó các phân tử nước thì lọt qua các lỗ lọc cỡ kích cỡ 0,001 micromet nhờ áp lực cao. Với kích cỡ lỗ lọc này thì hầu hết các các loại vi khuẩn, thành phần kim loại, chất hòa tan, đều không thể lọt qua. |
Nano sẽ xử lý nước thông qua 4 bước cụ thể như sau:
– Lọc bằng cơ học: Những thành phần có kích thước lớn lỗ lọc sẽ bị ngăn cản lại. – Lọc bằng cơ chế hấp phụ: Các kim loại nặng sẽ bị giữ lại nhờ cơ chế hấp thụ của lõi lọc Nano – Lọc bằng cơ chế trao đổi ion: Xử lý nước cứng. – Lọc diệt khuẩn bằng công nghệ phủ bạc (Ag): Tiêu diệt vi khuẩn, virus. |
– Giai đoạn đầu tiên lọc nước: giúp loại bỏ những chất cặn bã, vi khuẩn, chất gỉ sét trong quá trình nước “di chuyển” trong ống nước và bể chứa, loại bỏ những chất hóa học như clo (chất tẩy rửa phổ biến nhất hiện nay), hóa chất dư thừa có trong nước. Kết quả sẽ cho ra nguồn nước sạch mà vẫn giữ nguyên những chất khoáng tự nhiên có trong nước ban đầu.
– Giai đoạn tiếp theo, nước đã được lọc sẽ đi vào buồng điện phân. Chức năng của giai đoạn này là phân tách các phân tử nước, sau đó tái cấu trúc các phân tử nước, sinh ra nước ion kiềm ở cực âm, nước ion axit (có tính axit) ở cực dương. Tiếp tục tại cực âm, các electron điện tích âm (e-) liên kết các hydro điện tích dương (hydrogen ion) để tạo thành khí hydro (H2) và các ion hydroxit (OH-). H2 là hydro phân tử hay hydrogen. Và đây chính là nguồn nước mang đến những công dụng tốt cho sức khỏe của người sử dụng. |
Ưu điểm | – Không kén nguồn nước đầu vào, dùng được cho mọi nguồn nước (nước giếng, nước máy, nước mưa…)
– Tạo được 1 loại nước tinh khiết, uống tươi trực tiếp (không còn khoáng chất, các chất có lợi cho sức khỏe). – Màng lọc có kích thước cực nhỏ 0,1 – 0,5 nanomet cho ra chất lượng nước tinh khiết đạt 99%. |
– Dùng được cho nhiều nguồn nước (nước giếng, nước mưa…) nhưng không lọc được vị mặn trong nước nhiễm mặn.
– Tạo được 1 loại nước khoáng tinh khiết. – Có thiết kế kích thước nhỏ gọn, không chiếm nhiều không gian. – Không dùng điện, tiết kiệm điện năng. |
– Dùng được cho nước máy hoặc nước có qua xử lý.
– Tạo được từ 5-7 loại nước khác nhau: + Nước điện giải ion kiềm uống. + Nước tinh khiết. + Nước siêu kiềm để rửa rau. + Nước siêu axit diệt khuẩn – Thiết kế nhỏ gọn, sang trọng, thích hợp cho mọi không gian. – Thiết bị đa năng, không chỉ cung cấp nước, vi khoáng tự nhiên có lợi mà nước ion kiềm còn giàu phân tử hydrogen – Chất chống oxy hóa mạnh giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính nguy hiểm như ung thư, gout, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, đau dạ dày… |
Nhược điểm | Nước không có khoáng chất, uống lâu ngày cơ thể sẽ bị thiếu vi khoáng dẫn đến tình trạng rút ngược khoáng chất trong xương để bù cho cơ thể và lâu dần dẫn đến loãng xương…
Lãng phí nước (lượng nước thải ra tương đương với lượng nước tinh khiết được lọc sạch). |
Tạo được 1 loại nước khoáng tinh khiết (nhưng chứa cả khoáng chất có lợi và có hại)
Kén nguồn nước đầu vào. Dễ bị tắc lọc nếu nguồn nước ô nhiễm. Công xuất lọc không cao (không đủ nước nhu cầu sử dụng nhiều). Khe lọc, lỗ lọc có kích thước lớn nên khó loại bỏ hầu hết vi khuẩn có hại cho cơ thể, dễ gây tắc màng lọc. |
Nước không nên để lâu ngoài không khí vì sẽ dễ mất đi đặc tính có lợi. |
Như bảng phân tích phía trên, mọi người có thể nhận thấy mỗi công nghệ lọc nước đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, với thực trạng nguồn nước nhiễm bẩn ở Việt Nam hiện nay, các nhà sản xuất máy lọc nước đều khuyến khích mọi người nên trang bị thêm bộ tiền xử lý trước khi dòng nước đi vào máy dù bạn đang sử dụng máy lọc nước RO, NANO hay máy lọc nước điện giải ion kiềm. Điều này sẽ giúp các lõi lọc không bị tắc do cặn bẩn quá nhiều, góp phần làm tăng tuổi thọ máy, tiết kiệm được chi phí sửa chữa hoặc thay mới.
Bên cạnh đó, nước tinh khiết tuy đủ sạch nhưng dùng trong thời gian dài cơ thể sẽ bị thiếu khoáng chất, một trong những nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể dễ mắc bệnh. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, bạn vẫn nên sử dụng những dòng thiết bị tạo ra nước giàu dưỡng chất, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe chứ không đơn giản chỉ là nước sạch, dùng để giải khát.
Qua đây, bài viết hy vọng mọi người sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về máy lọc nước RO và các dòng máy khác. Chúc mọi người lựa chọn được máy lọc nước phù hợp nhất với gia đình nhé!
Ngọc Hân