Các chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Nếu cơ thể bị rối loạn, mất cân bằng điện giải sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy làm thế nào để nhận biết được dấu hiệu khi cơ thể mất cân bằng điện giải? Cách điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
1. Rối loạn điện giải là gì?
Rối loạn điện giải là tình trạng mức độ chất điện giải trong cơ thể bị mất cân bằng, quá cao hoặc quá thấp. Chất điện giải cần được giữ ở trạng thái ổn định để đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan bên trong hoạt động bình thường. Bằng không, rối loạn điện giải sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như co giật, hôn mê, ngừng tim.
Chất điện giải thực chất là các khoáng chất như canxi, natri, magie, clo, phosphate… Những chất này là thành phần cần thiết có mặt ở khắp nơi trong cơ thể như trong dịch thể, trong máu và trong cả nước tiểu. Mọi người có thể bổ sung thêm chất điện giải qua nguồn thực phẩm, nước uống hay thực phẩm chức năng.
Theo đó, các chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất, tăng cường hoạt động cơ và thúc đẩy các quá trình khác diễn ra dễ dàng, hiệu quả. Đồng thời, các chất điện giải này cũng có khả năng duy trì sự cân bằng lỏng cho tế bào và các mô trong cơ thể, giúp điều hòa chức năng thần kinh, tim, cân bằng axit-bazo, phân phối oxy trong cơ thể. Vì thế, trong trường hợp chất điện giải mất theo đường mồ hôi, tiểu tiện quá nhiều, bạn cần bổ sung ngay để đưa cơ thể về trạng thái cân bằng và ổn định.
2. Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất cân bằng điện giải
Đối với các trường hợp nhẹ, sẽ khó để phát hiện được bạn có đang rối loạn điện giải hay không vì nó thường không xuất hiện dấu hiệu gì. Tuy nhiên, nếu phát hiện 1 trong 6 dấu hiệu dưới đây thì mọi người cần lưu ý, vì nó cho thấy cơ thể bạn có thể đang trong tình trạng mất cân bằng điện giải.
Mất nước: Các triệu chứng mất nước rất đa dạng tùy thuộc vào loại chất điện giải nào đang bị mất cân bằng. Trong đó, natri là quan trọng nhất. Khi lượng natri trong máu tăng cao sẽ làm cho cơ thể cảm thấy khát nước liên tục, tinh thần dễ bị kích động, nặng hơn có thể gây lú lẫn, co giật và hôn mê sâu.
Uống quá nhiều nước: Các chuyên gia đều khuyến khích mọi người bổ sung đầy đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng việc uống nhiều nước, bởi dư thừa nước sẽ làm cho lượng natri trong máu hạ xuống thấp gây ra một số triệu chứng nguy hiểm như co giật, buồn nôn, nôn ói, hôm mê, đau đầu, mệt mỏi, yếu cơ, bồn chồn…
Mệt mỏi: Chất điện giải là chất giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và năng lượng cho cơ thể. Do đó, nếu bị rối loạn điện giải sẽ làm cho cơ thể rơi vào trạng thái thiếu sức sống, luôn cảm thấy mệt mỏi. Dấu hiệu này còn xuất hiện khi thiếu magie, tiêu chảy, uống thuốc lợi tiểu trong thời gian dài, vấn đề ăn uống, uống nhiều rượu bia…
Cảm giác ngứa ran ở ngón tay và bàn chân: Hàm lượng canxi được duy trì ở tuyến cận giáp sẽ liên quan trực tiếp đến triệu chứng này. Dư thừa canxi sẽ làm cho cơ thể dễ khát nước, đi tiểu thường xuyên, đau bụng, táo bón, đau xương, sỏi thận, yếu cơ, tinh thần mệt mỏi và dễ rơi vào trạng thái stress.
Tuần hoàn kém: Nồng độ phosphate giữ vai trò quan trọng trong việc tạo phân tử năng lượng ATP. Khi lượng phosphate tăng cao sẽ gây canxi hóa mạch máu, ngứa nhiều, tác động xấu đến tuần hoàn và gây sỏi thận. Ngược lại, nếu lượng phosphate hạ xuống thấp sẽ gây ra rối loạn nhịp tim, yếu cơ hô hấp, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Nhịp tim thất thường: Kali đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, cân bằng nước và điện giải. Khi hàm lượng kali trong máu hạ xuống mức nhẹ thì không có triệu chứng gì rõ rệt. Tuy nhiên, nếu chúng hạ quá thấp sẽ gây ra tình trạng co giật cơ, cơ bắp yếu, tê bì, ngứa râm ran, tim đập lúc nhanh lúc chậm và nguy hiểm nhất là ngừng tim.
3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn điện giải
Rối loạn điện giải có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, 6 lý do dưới đây được xem là nguyên nhân chính sinh ra rối loạn điện giải.
Do rối loạn Natri
Natri trong máu thường ở trong khoảng 134 – 145 mmol/l và quá trình chuyển hóa của natri chịu tác động trực tiếp bởi hormone steroid vỏ thượng thận.
Khi mọi người nạp quá nhiều khoáng chất natri vào trong cơ thể sẽ làm hàm lượng natri tăng cao đột ngột. Đồng thời, rối loạn natri có thể là do nước cung cấp vào cơ thể quá nhiều hoặc quá ít, cơ thể và dịch thể bị mất nước, sử dụng thuốc hạ huyết áp và corticosteroid. Bên cạnh đó, chất điện giải natri giảm có thể làm do uống nước bị nhiễm độc, vã quá nhiều mồ hôi hoặc do bị mắc bệnh thận.
Do rối loạn canxi
Nồng độ canxi trong huyết thanh ở mức độ ổn định trong khoảng từ 2,1 – 2,6 mmol/l. Vì vậy, nếu chỉ số này biến đổi tăng hoặc giảm có nghĩa là cơ thể bạn đang bị rối loạn nồng độ canxi.
Khi người bệnh uống quá nhiều canxi hoặc thuốc acid trong quá trình điều trị bệnh thận, cường giáp hoặc ung thư sẽ là nguyên nhân làm tăng lượng canxi. Đồng thời, vấn đề này còn bị tác động bởi yếu tố bẩm sinh như căn bệnh tăng canxi, máu hạ canxi niệu gia đình (FHH). Ngược lại, hạ canxi máu chủ yếu do cơ thể bị thiếu vitamin D, rối loạn tuyến giáp, suy thận hoặc tác dụng phụ khi dùng các thuốc Heparin.
Do rối loạn Kali
Nồng độ kali trong máu thường có mức trung bình từ 2,5 – 4,5 mmol/l. Khi nồng độ này thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng tới điện thế màng cơ tim, có thể gây liệt mềm.
Nguyên nhân dẫn đến kali tăng cao có thể là do cơn đau tim, suy thận, chấn thương nặng, xuất huyết ruột, sốc phản vệ, nhịn đói. Đồng thời, việc người bệnh dùng thuốc beta, thuốc lithium và thuốc lợi tiểu cũng làm nồng độ kali trong máu tăng. Còn kali giảm có thể là do chế độ ăn uống chưa khoa học, mất nước nghiêm trọng, các vấn đề về tuyến thượng thận và tiêu hóa hoặc bệnh liệt chu kỳ di truyền Westphal. Đặc biệt, mọi người nên lưu ý lượng kali giảm quá thấp hay tăng quá cao sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
Do rối loạn Clo
Hàm lượng clo máu thông thường sẽ ở mức khoảng 90 – 110 mmol/l. Khoáng chất clo chủ yếu có trong dịch ngoại bào, nó sẽ kết hợp với các ion khác để tạo ra áp suất thẩm thấu cho cơ thể. Theo đó, tình trạng clo tăng cao phần lớn là do thẩm phân máu, mất nước quá nhiều, đái tháo nhạt, rối loạn chức năng thận… Ngược lại, lượng clo giảm là do ăn quá nhạt dẫn đến thiếu muối. Nguyên nhân này không những làm hạ kali mà còn giảm cả natri trong máu.
Do rối loạn Magie
Tăng magie là triệu chứng hiếm gặp chỉ xảy ra với bệnh nhân mắc bệnh suy thượng thận nguyên phát (tên gọi khác là suy thượng thận, Addison) vào giai đoạn cuối bệnh thận. Còn với người bị hạ magie có thể là do nguyên nhân nghiện rượu, suy dinh dưỡng, rối loạn về vấn đề hấp thu và tiêu hóa, sử dụng thuốc lợi tiểu, kháng sinh và Cyclosporine.
Do rối loạn Phosphate
Nồng độ phosphate sẽ dễ bị tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột đối với những người bị suy dinh dưỡng, suy cận giáp, chấn thương, nghiện rượu…
4. Giải pháp nào giúp cải thiện tình trạng mất cân bằng điện giải
Phương pháp điều trị rối loạn điện giải còn tùy thuộc vào nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Phần lớn các phương pháp điều trị được áp dụng để khôi phục sự cân bằng nước và các khoáng chất trong cơ thể. Trong đó có các phương pháp điều trị bao gồm:
Truyền tình mạch (IV) thường được sử dụng trong trường hợp mất nước do tiêu chảy hoặc nôn mửa. Điển hình là truyền natri clorua, có thể giúp bù nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, bổ sung chất điện giải có thể được thêm vào chất lỏng IV để điều chỉnh sự thiếu hụt, khôi phục cân bằng điện giải hiệu quả. Đồng thời, biện pháp này cũng có thể bảo vệ bạn khỏi tác động tiêu cực nếu bạn đang phải điều trị bằng phương pháp khác. Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm magie clorua, kali clorua, canxi gluconate.
Đối với trường hợp người bị bệnh thận hay tổn thương thận gặp chứng rối loạn điện giải thì phương pháp khắc phục an toàn chính là tiến hành lọc thận nhân tạo, loại bỏ các chất độc hại và cặn bã ra khỏi cơ thể. Đồng thời, tiến hành phối hợp sử dụng thực phẩm chức năng giúp cung cấp thêm lượng khoáng chất bị thiếu hụt.
Ngoài những biện pháp điều trị tức thì, mọi người cũng nên kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống nghỉ ngơi khoa học và hợp lý. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tốt chứng rối loạn điện giải:
- Không nên sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Chủ động khám sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện uy tín để phát hiện bệnh kịp thời.
- Duy trì thói quen tập thể dục, thể thao mỗi ngày để máu huyết lưu thông, nâng cao sức khỏe.
- Lên kế hoạch ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa hay ăn quá bữa và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mọi người nên tìm hiểu, ăn nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất điện giải như khoai lang, khoai tây, nấm, bơ, rau xanh, các loại cây họ đậu…
Một điều hết sức quan trọng nữa là mọi người nên uống đủ nước mỗi ngày theo quy định, không nên uống quá ít hoặc quá nhiều. Theo đó, trung bình một ngày mỗi người nên uống khoảng 1.5 – 2 lít nước. Đặc biệt là mọi người cần bổ sung thêm các loại nước uống có chứa chất điện giải để đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng và ổn định điện giải.
Theo đó, nước ion kiềm là loại nước sở hữu đặc tính giàu khoáng chất tự nhiên thích hợp để bù nước, bù khoáng chất cho cơ thể mà không chứa chất tạo ngọt hay có gas. Các vi khoáng có lợi vừa đủ trong nước ion kiềm như canxi, natri, kali, magie… sẽ giúp cơ thể bổ sung khoáng chất thiết yếu, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa loãng xương, cân bằng và ổn định chất điện giải. Chính nhờ những đặc tính nổi bật này mà các chuyên gia bác sĩ luôn khuyến khích mọi người nên sử dụng nước điện giải ion kiềm hàng ngày để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau trong đó có rối loạn điện giải.
Đồng thời, nước điện giải ion kiềm có kích thước phân tử nước siêu nhỏ, chỉ bằng khoảng 1/5 so với cụm phân tử nước thông thường. Điều này sẽ giúp thẩm thấu nhanh vào trong tế bào, có tác dụng giúp tế bào tẩy rửa, thanh lọc các chất cặn bã, bài trừ độc tố có hại ra ngoài cơ thể, nước detox hiệu quả. Đặc biệt chúng còn hỗ trợ vận chuyển nhanh các chất dinh dưỡng, khoáng chất thiết yếu vào bên trong tế bào, giúp hỗ trợ cân bằng rối loạn điện giải hiệu quả.
Như ở phía trên đã chỉ ra, nguyên nhân làm mất cân bằng điện giải có thể là do các bệnh lý như bệnh thận, tim mạch, cao huyết áp… Nước ion kiềm có tính kiềm tự nhiên giúp trung hòa axit dư thừa bên trong cơ thể (nguyên nhân gây nhiều loại bệnh). Bên cạnh đó, nước điện giải này còn giàu hydrogen – Chất chống oxy hóa mạnh mẽ, loại trừ gốc tự do gây hại, từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính hiệu quả như ung thư, thận, cao huyết áp, tim mạch… Vì thế, nếu nguyên nhân gây mất cân bằng điện giải là do bệnh lý thì khi bệnh lý thuyên giảm, chứng mất cân bằng điện giải cũng sẽ dần được cải thiện.
Mất cân bằng điện giải một trong những triệu chứng nguy hiểm về sức khỏe mà mọi người không bỏ qua. Bệnh không những gây mệt mỏi, khó chịu mà nặng còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, ngay từ lúc này mọi người nên áp dụng biện pháp phòng ngừa mất cân bằng điện giải bằng cách kết hợp sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn khoa học kèm theo uống nước ion kiềm mỗi ngày. Còn đối với các trường hợp bệnh nặng, diễn biến phức tạp mọi người nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé!
Ngọc Hân