Người ta thường nói “trà ngon phải có bạn hiền”, trà ngon thì mới luận được tâm tư. Vậy thì điều gì mới quyết định được trà ngon? Là trà, là ấm, là chén, là bạn thưởng trà hay là nước pha trà. Ông bà ta thường nói Nhất Thủy – Nhì Trà – Tam Bôi – Tứ Bình – Ngũ Quần Anh, vì vậy chúng tôi nghĩ nước tốt mới là yếu tố quan trọng nhất để có một ly trà ngon. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thứ nước pha trà ngay trong bài viết này.
1. Nghệ thuật pha trà ngon
Để có một ly trà ngon, ông bà ta thường nói Nhất Thủy – Nhì Trà – Tam Bôi – Tứ Bình – Ngũ Quần Anh. Có nghĩa, điều tiên quyết để có một ly trà ngon chính là nước tốt. Sau đó mới đến trà, tiếp đến là cách pha, rồi đến ấm, tách pha, sau cùng mới là người thưởng trà cùng. Có thể thấy, loại nước được chọn phải tốt thì trà mới ngon, có được loại trà ngon mà nước không sạch thì trà pha được cũng không đúng điệu.
Sở dĩ người xưa hay dùng nước mưa để pha trà bởi vì nước mưa được xem là “giọt ngọc của trời” – trong xanh, ngọt mát, tinh khiết nhất để khiến cho vị trà thêm thanh, ngọt không quá đắng chát. Điều khiến cho hương vị trà đậm đà hơn đó chính là trong nước mưa có thành phần oxy cao, làm dậy lên hương vị trà rất nhanh. Đồng thời, nước mưa có sẵn sự ngọt lành càng khiến cho trà thêm ngon.
Nhưng cuộc sống càng hiện đại hóa, chất thải xả ra càng nhiều thì môi trường cũng dần ô nhiễm,khiến nước mưa không còn được tốt như ngày xưa. Do đó, giờ đây có dùng nước mưa cũng khó có được một tách trà đúng vị, hơn nữa còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.
2. Người thành phố yêu trà khó có cơ hội thưởng trà ngon đúng điệu
Đô thị hóa càng nhanh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng mạnh kéo theo nhiều hệ lụy khác: trái đất nóng lên, băng tan, môi trường ô nhiễm, đất, nước, không khí không còn đảm bảo. Do đó việc tìm ra được một nguồn nước thật sạch thật tốt để pha trà, cùng thưởng trà với bạn bè những ngày cuối tuần là nỗi buồn của những người yêu trà sống tại các thành phố lớn.
Vậy nên, ở đô thị người ta thường chọn nước máy là tối ưu nhất để pha trà. Tuy nhiên, vấn nạn dư lượng clo cao quá mức cho phép lại khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Một số thành phần khác như kim loại nặng, cặn bẩn, gỉ sét từ đường ống lâu năm không phải ai cũng biết tới. Việc nhận định nước sạch là nước có độ trong tinh khiết, không có bụi bẩn chưa hẳn đã đúng khi chính những yếu tố không nhìn thấy được khiến cho nước không còn đảm bảo chất lượng, gây nguy hại đến sức khỏe. Bởi vậy, nếu dùng nước máy cũng chưa hẳn sẽ có một ly trà ngon mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.
Vậy nước đóng chai thì sao? Tất nhiên là sạch, có vị ngọt mát, dùng để pha trà thì là lựa chọn tối ưu hơn nữa. Nhưng, đừng lầm tưởng bởi một số nhà sản xuất vì tiết kiệm chi phí nên sử dụng chai nhựa, một số nơi muốn giảm chi phí hơn nữa thì dùng nhựa kém chất lượng. Khi đọc đến đây chắc hẳn bạn đã biết điều gì tiềm ẩn bên trong rồi chứ. Đó chính là chất độc từ nhựa chai có thể chuyển hóa vào trong nước khi được trữ lâu ngày, bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp…, gây ra nhiều bệnh đặc biệt là ung thư.
Ngoài ra, thông thường nước đóng chai hiện nay là nước tinh khiết được lọc bằng công nghệ RO. Do đó nước sẽ rất sạch đến nổi các khoáng chất tự nhiên của nước cũng được lọc sạch theo. Một số loại nước khoáng đóng chai khác khi chúng ta uống thường thấy có vị ngọt đó chính là khoáng nhân tạo được thêm vào sau cuối quá trình lọc. Do đó, nước đóng chai thường thiếu oxy hoặc mang tính axit nhẹ (pH < 7.0), điều này khiến trà có màu không được xanh tươi và kém vị hơn. Bởi thế, để có được một ly trà đúng điệu quả là khó khăn đối với những người dân thành phố.
3. Giải pháp mới cho người sành trà
Những năm gần đây, người ta truyền tai nhau một loại nước không những sạch mà còn tốt. Khi uống không những có sự thanh mát mà còn có vị ngọt nhẹ. Đồng thời, loại nước này còn có nhiều công dụng diệu kỳ như hỗ trợ điều trị bệnh như táo bón, trào ngược axit, đau dạ dày, tiểu đường, gout… tăng sức đề kháng, làm chậm lão hóa… Đó chính là nước ion kiềm được tạo ra từ máy điện giải chứa các tấm điện cực làm từ kim loại quý.
Nước ion kiềm không chỉ đáp ứng được tiêu chí sạch từ tiêu chuẩn JWPA Nhật Bản quy định mà còn được Bộ Y Tế Nhật công nhận là sản phẩm vì sức khỏe. Từ năm 1965, Chính phủ Nhật chính thức ký quyết định ban hành thông cáo Dược Phẩm 763 để khuyến khích người dân sử dụng mỗi ngày giúp người dân có được sức khỏe tốt.
Nước ion kiềm có đặc tính giàu kiềm tự nhiên rất tốt cho cơ thể, trung hòa axit dư thừa ngừa bệnh tật, giàu hydrogen – chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giàu chất khoáng tự nhiên của nước và cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ giúp thẩm thấu vào tế bào thanh lọc, giải độc tốt, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nhanh chóng.
Khi dùng nước ion kiềm với 4 đặc tính này hoàn toàn có thể cho ra một ly trà ngon đúng chuẩn. Từ đó, giúp bạn cảm nhận được vị trà ngon và đậm đà hơn.
4. Cách pha trà đúng chuẩn trà đạo
- Bước 1: Đun nước
Không dùng nước sôi quá 100 độ C để pha trà, vì mỗi loại trà có những nhiệt độ khác nhau mới có thể chiết xuất được vị và hương thơm đúng chuẩn. Thông thường sẽ đun nước sôi từ từ sủi tăm đến sủi bọt khí lớn, nhắc ấm xuống, mở nắp ra cho nước trong ấm nguội dần và đạt được nhiệt độ khoảng 75 – 98 độ C.
- Bước 2: Làm nóng ấm, chén
Cho nước nóng vào ấm pha trà, sau đó rót từ ấm ra chén tống và các chén quân. Việc làm này giúp tiệt trùng ấm và chén trước khi pha trà đồng thời giúp giữ được nhiệt độ của trà khi thưởng thức giúp trà được nóng và có được hương vị tốt hơn.
- Bước 3: Cho trà vào ấm
Nên dùng thìa tre hoặc thìa gỗ để lấy trà ra từ trong hũ đựng trà. Không nên dùng thìa kim loại hoặc tay không vì điều này có thể làm thay đổi hương vị của trà (do mồ hôi tiếp xúc với trà). Động tác cho trà vào ấm được gọi với một cái tên rất mỹ miều bởi các cụ đồ Nho ngày xưa là “Ngọc Diệp Hồi Cung” có nghĩa là lá ngọc quay về cung, điều này chứng tỏ sự kính trọng đối với lá trà.
- Bước 4: Rửa trà
Sau khi cho trà vào ấm, tiếp đến rót nước nóng đầy ấm để rửa trà. Thao tác này giúp loại bỏ một số bụi trà, tạp chất, giúp đánh thức lá trà, ngấm nước và nở ra từ đó vị trà trong quá trình thưởng thức sẽ bền hơn.
Cần rót nước từ độ cao 20 – 25cm, dòng nước nhỏ cho đến khi tràn miệng ấm để bọt trà tràn ra ngoài, đậy nắp, đảo hoặc lắc nhẹ ấm rồi rót ra chén tống và các chén quân. Sau đó dùng kẹp gỗ, gắp các chén để đổ nước trà trong các chén ra khay. Bước rửa trà này còn được gọi là “Cao Sơn Trường Thủy” nghĩa là núi cao sông dài.
- Bước 5: Hãm trà
Tiếp tục cho nước nóng vào ấm, tùy theo liều lượng trà, loại trà hay kinh nghiệm mà có thời gian chờ khác nhau, khoảng 15 giây – 60 giây hoặc có khi 3 phút. Bước này còn có tên là “Hạ Sơn Nhập Thủy” nghĩa là xuống núi tắm sông.
- Bước 6: Rót trà
Khi thời gian chờ đã đủ, rót trà từ ấm ra chén tống sau đó từ chén tống mới chia ra các chén quân để thưởng trà. Khi chia trà cũng không phải rót hết chén này rồi đến chén kia, mà phải rót từng chút một vào các chén sau đó quay ngược trở lại và rót tiếp 1 vòng như ban đầu để hương vị và độ đậm nhạt ở các chén là như nhau. Để lịch sự nhất, ta nên rót trà cho chén của Khách trước rồi mới đến lượt mình.
Có 2 thể thức rót trà, một là rót xoay vòng các chén quân mà không nhấc tay khỏi thì gọi là “Quan Công Tuần Thành”, nếu rót mà tay nhấc lên sau khi xong một chén thì gọi là “Hàn Tín Điểm Binh”.
Khi rót trà ta cũng không nên rót đầy chén, chỉ nên rót khoảng 2/3 chén, chén cũng nên chọn chén loại vừa khoảng 3 ngụm (1 ngụm lớn và 2 ngụm nhỏ).
Với nước trà thứ nhất, cũng chỉ nên rót hết 2/3 ấm không nên rót hết để chừa 1/3 còn lại làm nước cốt đậm đà cho nước trà tiếp theo.
- Bước 7: Thưởng trà
Khi cầm chén trà lên việc đầu tiên là ngửi hương trà, để cảm nhận trà. Sau đó cầm chén trà uống thành 3 ngụm để tỏ lòng cảm tạ với người mời trà.
Ngụm thứ nhất uống thành một ngụm nhỏ để cảm nhận được vị trà ở đầu lưỡi. Ngụm thứ 2 uống một ngụm lớn cho đầy khoang miệng để cảm nhận hậu hương trà. Ngụm thứ 3 uống hết phần còn lại để cảm nhận lại tiền hương, tiền vị và hậu vị của trà. Từ chén thứ 2 trở đi có thể thưởng tùy thích theo cách riêng của mình.
- Hãm trà lần tiếp theo
Lần tiếp theo cho nước nóng vào ấm, có thể chờ thời gian lâu hơn so với lần đầu để trà có thời gian tiết hương vị. Có thể chờ lâu thêm khoảng 30 giây cho đến 1 phút.
“Pha trà, biết tâm tính – Uống trà, biết ý vị – Luận trà, biết tâm tư” bất luận thế nào, sang nghèo thế nào, chỉ cần có tách trà ngon, thưởng cùng bạn hiền thì bao muộn phiền lo toan sẽ tan biến.
Nguyệt Vi