Hiện nay ở một số hộ dân tại thành thị và rất nhiều hộ dân ở nông thôn đang sử dụng nước giếng. Vì sử dụng nước giếng có thể tiết kiệm được nhiều chi phí hơn nước máy. Tuy nhiên nước giếng tiềm ẩn nhiều chất độc hại hơn bạn tưởng. Nếu sử dụng một thời gian dài có nguy cơ khiến sức khỏe tồi tệ hơn. Hãy cùng Chuyên Gia Lọc Nước tìm hiểu qua bài viết này!
1. Tình hình chung
Tuy hiện nay nước máy đã được phổ biến cho từng hộ dân ở thành phố nhưng một số gia đình vì để tiết kiệm chi phí nên vẫn dùng nước giếng tự khoan. Còn những hộ gia đình ở nông thôn vì chưa có nước máy nên buộc phải dùng nước giếng khoan.
Theo chuyên gia ngành lọc nước cho biết việc thường xuyên sử dụng nước giếng tự khoan, chưa qua xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bởi vì trong nước giếng có chứa nhiều chất độc hại. Những chất này khó có thể thấy bằng mắt thường nên người dân vẫn lầm tưởng đó là nước sạch. Mức độ nhiễm độc nước giếng ở cấp độ nhẹ có thể là dị ứng da, nhiễm trùng đường ruột, bệnh tiêu chảy, nếu chất độc tích tụ trong thời gian dài có thể dẫn đến ung thư, thậm chí là tử vong.
2. Các chất độc có trong nước giếng khoan
-
Asen (Thạch tín)
Asen hay còn gọi là thạch tín là một hợp chất cực kỳ nguy hiểm có tồn tại trong nước giếng khoan. Độc tính của Asen cao hơn gấp 4 lần thủy ngân có thể gây ung thư da và phổi.
Thạch tín rất khó phát hiện bằng mắt thường do nó không mùi, không màu và cũng không vị. Do đó, người dân sẽ không biết được nguồn nước mình đang sử dụng có thạch tín hay không nếu không sử dụng thiết bị đo chuyên dụng.
Cực Y tế Dự Phòng của Bộ Y Tế cho biết rằng khi sử dụng nước có nhiễm thạch tín với nồng độ từ 0,3 mg/l hay 300 ppb sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như ung thư gan, da, phổi… chỉ sau 3-4 năm. Người nhiễm thạch tín sẽ xuất hiện các mảng sừng dày trên da, sắc tố da tăng hoặc giảm, tắc mạch các đầu chi có nguy cơ dẫn đến hoại tử, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, xơ gan, nhiễm độc thai nghén, sảy thai hoặc sinh non…
-
Chì
Chì là kim loại rất độc có khả năng gây ung thư. Đặc biệt là không dễ dàng phát hiện nước có nhiễm chì hay không nếu chỉ dựa vào cách nếm hoặc ngửi. Do đó, nguồn nước cũng cần phải được dùng thiết bị đo chuyên dụng để kiểm tra có nhiễm chì hay không.
Khi sử dụng nước có nhiễm chì các cơ quan nội tạng trong cơ thể người có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hoạt động của các khớp yếu đi, thiếu máu và huyết áp tăng nhẹ. Nếu nhiễm chì với liều cao có thể làm tổn thương não, thận hay thậm chí có thể tử vong.
Chì rất nguy hiểm nhưng với đối tượng là phụ nữ mang thai và trẻ em còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Nếu trẻ nhỏ uống phải nước nhiễm chì có thể làm giảm trí tuệ, khuyết tật, chậm lớn, suy giảm thính giác, IQ thấp có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập. Đối với phụ nữ mang thai có thể bị phơi nhiễm chì trong bào thai làm thai nhi tăng trưởng chậm và có nguy cơ bị sinh non.
-
Thủy ngân
Thật khó để phát hiện nước có nhiễm thủy ngân hay không bằng mắt thường. Do đó để kiểm nghiệm nguồn nước có nhiễm thủy ngân hay không người ta thường dùng thiết bị đo hoặc xét nghiệm đặc biệt. Quy định hàm lượng thủy ngân trong nước sạch phải dưới 0.001 mg/L thì mới an toàn để sử dụng.
Nếu uống phải nước có nhiễm thủy ngân thần kinh và thận có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Triệu chứng nhiễm độc ban đầu thường là rối loạn tiêu hóa, vàng da, viêm lợi, đau đầu và tiết nhiều nước bọt. Ngoài ra, răng sẽ bị úa vàng, long rụng, trên kẽ răng và lợi thường có vết đen. Hơn nữa thủy ngân còn làm biến đổi gen và gây ung thư ở người. Nếu phụ nữ mang thai uống phải nước nhiễm thủy ngân sẽ cực kỳ nguy hiểm vì thai nhi có thể bị khuyết tật, biến đổi gen…
Ngoài ra còn có những chất độc khác như nitrat gây nguy hiểm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; crom ảnh hưởng xấu đến gan, thận, cơ quan hô hấp; sunfat gây tiêu chảy, kiết lị; nhôm gây tình trạng gia tăng quá trình lão hóa; xyanua gây tổn thương da, phổi và cơ quan tiêu hóa.
Kết luận: Như vậy, nước giếng khoan trong suốt không màu không mùi không đồng nghĩa với việc không nhiễm các chất độc hại. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình cần phải đem mẫu nước đi xét nghiệm và đo đạc bằng dụng cụ chuyên dụng. Hoặc cũng có thể sử dụng những công nghệ lọc nước hiện đại hiện nay để lọc nước giếng giúp bản thân và gia đình có được nguồn nước sạch và an toàn để sử dụng.
3. Công nghệ lọc nước nào tốt cho nước giếng khoan
Hiện nay có một số công nghệ lọc nước đảm bảo nguồn nước giếng khoan được lọc sạch mọi tạp chất và chất độc hại như công nghệ lọc RO, Nano và công nghệ điện giải.
Với công nghệ lọc nước RO: Chúng ta có thể yên tâm với nguồn nước sau lọc được sạch 99.9% vi khuẩn, tạp chất và chất độc. Tuy nhiên với màng lọc được thiết kế siêu nhỏ nên các khoáng chất của nước cũng được lọc sạch, nước đầu ra chỉ còn là nước mà không có bất cứ chất dinh dưỡng nào. Nếu sử dụng lâu dài cũng sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, thiếu điện giải.
Với công nghệ lọc nước Nano: Công nghệ Nano được cải tiến hơn so với RO, nước vẫn đảm bảo được sạch và các khoáng chất vẫn còn giữ lại, giúp cho gia đình có được nguồn nước đảm bảo để sử dụng mỗi ngày.
Với công nghệ điện giải: Công nghệ điện giải được xem là bước tiến vượt bậc nhất trong ngành lọc nước vì không những tạo được nguồn nước sạch không còn vi khuẩn, tạp chất hay chất độc mà còn tạo được nguồn nước tốt với nhiều vi khoáng, giàu tính kiềm tự nhiên, giàu hydrogen chống oxy hóa và đặc biệt là cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ. Những đặc tính này không thể tạo được ở bất kì công nghệ lọc nào khác. Khi uống nước ion kiềm từ công nghệ điện giải với các đặc tính đặc biệt này cơ thể không những được cung cấp đủ nước, đủ khoáng, mà còn được hỗ trợ điều trị bệnh mãn tính, phòng ngừa ung thư, làm chậm quá trình lão hóa cơ thể, tăng sức đề kháng….
Như vậy, có thể tóm lại rằng nên chọn phương pháp xử lý nước giếng khoan trước khi đưa vào sử dụng hằng ngày để tránh được những nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn, ảnh hưởng cho sức khỏe. Nếu bạn muốn chọn mua máy lọc nước hãy tìm hiểu kỹ về sản phẩm, về đại lý phân phối trước khi chọn mua để có được một sản phẩm chất lượng và nguồn nước đảm bảo an toàn để sử dụng nhé!
Nguyệt Vi