“Kangen Việt Nam, Clo trong nước có tác hại gì không? Vì gần đây tôi nước máy gia đình tôi sử dụng có mùi clo rất nồng. Mong được Kangen Việt Nam giải đáp.” Cô Bình – Gò Vấp
Trước tiên, Kangen Việt Nam xin chân thành cảm ơn cô Bình cũng như nhiều quý khách hàng khác đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Clo là một loại chất hóa học được sử dụng phổ biến để khử trùng. Vậy clo trong nước có tại hại gì không? Mời cô Bình cùng quý khách hàng cùng xem bài viết bên dưới để có câu trả lời nhé!
Tìm hiểu chung về Clo
Clo là nguyên tố hóa học có tên gọi đầy đủ là Chlorine. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Clo có kí hiệu Cl và số hiệu nguyên tử bằng 17. Clo là một halogen, nằm ở ô số 17, thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Ion Clo, là một thành phần của muối ăn và các hợp chất khác, nó phổ biến trong tự nhiên và là chất quan trọng tạo ra phần lớn các loại hình sự sống, bao gồm cả cơ thể người. Clo có ái lực điện tử cao nhất và có độ âm điện đứng thứ 3 trong tất cả các nguyên tố.
Clo tồn tại ở hai dạng lỏng và khí. Ở dạng khí, clo nặng hơn không khí khoảng 2.5 lần, có màu xanh nhạt và mùi hắc, đặc biệt, ở dang khí clo là chất độc cực mạnh.
Khí Clo có khả năng phản ứng ngay lập tức với hầu hết mọi nguyên tố. Ở 10 °C một lít nước hòa tan 3,10 lít clo.
Khi tồn tại ở dạng nguyên tố trong điều kiện chuẩn, clo là chất oxi hóa mạnh, được sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng, hoặc làm thuốc thử trong ngành công nghiệp hóa chất. Do có tình khử trùng cao, các hợp chất clo thường được sử dụng trong các bể bơi để diệt khuẩn nước hồ bơi.
Ở thượng tầng khí quyển, clo chứa trong phân tử chlorofluorocarbons, ký hiệu CFC, có liên quan trong việc gây hại tầng ô zôn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Nguyên lý tạo thành khí clo và tác dụng của Clo
Để tạo ra khí clo, người ta tiến hành quá trình điện phân nước muối NaCl (natri clorua). Theo phương pháp công nghiêp, có 3 cách tách Clo từ quá trình điện phân:
- Cách 1: Điện phân tế bào thủy ngân
- Cách 2: Sản xuất khí Clo từ điện phân màng ngăn
- Cách 3: Sản xuất khí Clo điện phân màng tế bào
Tác dụng của clo
Tác dụng chính của khí clo là khử trùng. Người ta có thể dùng clo dạng, khí dạng viên, dạng bột hoặc dạng lỏng để làm các công việc diệt khuẩn, giết vi trùng. Tuy nhiên, khử trùng bằng khí clo vẫn là phương pháp truyền thống và phổ biến nhất. Chỉ khi dùng trong xử lý nước, dưới môi trường áp suất cao và làm lạnh, Clo mới được chuyển hóa thành dạng lỏng.
Khí clo ở dạng axit hipoclorơ HclO được dùng để khử trùng trong hồ bơi, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải.
Hay người ta còn dùng Clo trong quá trình sản xuất giấy, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, sơn… và nhiều đồ vật sử dụng hàng ngày khác.
Ngoài ra, Clo còn dùng để sản xuất các clorat, clorôfom, tetraclorua cacbon và chiết xuất brôm.
>>> Lo ngại về Clo ?? Máy lọc nước Kangen SD501 sẽ giải quyết điều đó !!
Vậy Clo trong nước có tác hại gì ?
Nồng độ Clo đạt chuẩn sử dụng trong khử trùng nước là 1-16mg/l. Nếu sử dụng vượt quá tiêu chuẩn trên sẽ gây ngộ độc. Tùy mức clo trong nước, thời gian tiếp xúc mà mức độ nguy hiểm cũng khác nhau.
Clo dù ở dạng khí hay dạng lỏng, nếu quá dư thừa clo đều có thể ảnh hưởng và gây hại đến sức khỏe con người. Thậm chí có thể gây cho con người những tổn thương vĩnh viễn, trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.
Khí clo có tác dụng khử trùng, sát khuẩn sử dụng lượng Clo quá nhiều sẽ gây ra tình trạng kích ứng da, tổn hại đến giác mạc của mắt
Trong nước, Clo tác dụng với nước tiểu, mồ hôi sẽ tạo ra các sản phẩm phụ như cyanogen chloride – ảnh hưởng đến phổi, tim và hệ thần kinh trung ương hoặc trichloramine, chất gây nên tình trạng rát nhãn cầu, bệnh ngoài da và đường hô hấp.
Điều này đã được các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Quốc gia về An toàn của Pháp (INRS) giải thích cụ thể như sau: “Khi urê tiếp xúc với clo, nó sẽ biến thành trichloramine – chất có thể gây rát nhãn cầu, bệnh ngoài da và đường hô hấp như suyễn và viêm là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh suyễn, ung thư bàng quang.
Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ mang thai sử dụng nước chứa clo sẽ có nguy cơ gây sẩy thai, hoặc đứa trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ bị dị tật rất cao.
Một trường hợp cũng khá nguy hiểm tiếp theo là khi tắm nước nóng chứa Clo, các lỗ chân lông được mở rộng ra nên sẽ dễ dàng hấp thụ các chất phụ phẩm độc hại vào cơ thể hơn, các phụ phẩm được tạo ra từ Clo này còn có mức độ độc hại cao gấp 20 lần so với chất clo trong nước khi chưa đun nấu.
Khi chúng ta hít phải khí Clo từ những nhà máy sản xuất Clo lâu dài có thể khiến chúng ta mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch.
Thường xuyên sử dụng loại nước chứa Clo dư thừa, Clo sẽ đi vào trong cơ thể và tác dụng với nước có sãn trong hệ tiêu hóa, từ đó tạo ra axit và gây ra nhiều loại bệnh khác nhau như đau dạ dày, rối loạn chức năng gan, suy yếu khả năng miễn dịch.
Theo như các nhà khoa học ước tính có đến 79% dân số các nước phát triển tiếp xúc với clo. Còn riêng ở Việt Nam, hầu hết các nhà máy nước đều khử trùng nước bằng clo, điều này có nghĩa là hầu hết người dân Việt Nam đều phải sử dụng nước chứa clo.
Nhận thấy được sự “một lợi mà mười hại” của clo, các nhà khoa học thuộc đại học Boston (Mỹ) đã yêu cầu chính quyền Mỹ xem xét loại bỏ Clo ra khỏi danh mục các chất khử trùng (đang được dùng rộng rãi trong ngành sản xuất nước và thực phẩm giải khát)
Nói về tác hại của clo, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao tiến bộ nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam có những ý kiến sau: Các loại khí này cũng rất độc hại đối với người. Khí clo tấn công vào đường hô hấp của người, nhẹ thì gây viêm nhiễm đường hô hấp; khí amoniac (NH3) được dùng làm phân đạm, axít nitric, là một khí độc, hít phải có khả năng phỏng đường hô hấp (triệu chứng nhẹ là rát cổ, khàn giọng…); mặt khác NH3 còn tan được trong nước, có khả năng hòa lẫn vào nước, gây ngộ độc qua đường tiêu hóa… Vì thế, chúng ta nên tránh tiếp xúc với những loại khí này và các loại thực vật bị nhiễm clo.
Các cách xử lý Clo dư thừa trong nước
Hiện nay hầu hết các nhà máy xử lý nước tại Việt Nam đều dùng clo để khử trùng, cho nên chúng ta khó mà có được nguồn nước sạch lại không chứa clo dư thừa. Vì vậy điều chúng ta cần làm lí tìm cách xử lý Clo dư thừa trong nước.
Có nhiều cách xử lý clo dư thừa phổ biến sau đây:
- Sử dụng than hoạt tính: Than hoạt tính loại bỏ Clo bằng cơ chế hấp thụ bề mặt. Cacbon trong than phản ứng trực tiếp với Clo và các hợp chất Clo từ đó giúp thải trừ Clo. Theo nghiên cứu, 1kg cacnbon có thể phản ứng với 6kg Clo. Có rất nhiều loại than hoạt tính có khả năng loại bỏ Clo, dạng than hạt (GAC) thường được sử dụng trong các bộ lọc nước lớn.
- Sử dụng tia cực tím: Tia cực tím với cường độ cao, bức xạ quang phổ rộng sẽ làm giảm cả Clo tự do và Chloramines bằng cách tách ra thành acid hydrochloric.
- Sử dụng hóa chất: sử dụng sulfite, bisulfites, metabisulfites phản ứng với Clo cho loại trừ Clo ra khỏi nước.
- Phơi nước ở nơi thoáng khí cho Clo bay hơi.
- Sử dụng máy lọc công nghệ RO: đây là loại máy lọc nước hoạt động theo quy trình hoàn toàn khép kín, theo nguyên lý thẩm thấu ngược; theo nghiên cứu, loại máy này có thể loại bỏ tới 99% Clo trong nước. Ngoài ra còn giúp loại bỏ đồng thời các chất độc hại, cặn bã. Tuy nhiên loại máy này cũng lọc sạch hết những khoáng chất tự nhiên của nước, thiếu oxy, không tốt cho sức khỏe người sử dụng.
- Một cách khử clo rất hiệu quả hiện nay, được hàng triệu người trên thế giới tin dùng, đó là sử dụng máy điện giải. Máy điện giải với công nghệ lọc diệt gần như 99.99% vi khuẩn, không còn tạp chất, hóa chất, đặc biệt dư lượng clo trong nước sẽ được máy điện giải loại bỏ hoàn toàn, tạo nguồn nước an toàn cho người sử dụng. Không chỉ sạch, an toàn, nước ion kiềm do máy điện giải tạo ra nhờ quá trình điện phân còn rất tốt cho sức khỏe. Với 4 tính chất đặc trưng: dồi dào hydro phân tử giàu tính kiềm tự nhiên, phân tử nước siêu nhỏ và rất giàu vi khoáng sẽ loại bỏ các gốc tự do có hại, trung hòa axit dư thừa giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh mạn tính như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, gout, đau dạ dày… Đồng thời, nước ion kiềm góp phần thải độc và thanh lọc cho cơ thể, cung cấp khoáng chất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người.