Mục lục
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là giúp cho sức đề kháng của cơ thể mạnh mẽ hơn để chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh. Vậy tăng cường sức đề kháng bằng cách nào?
Tìm hiểu sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Hiểu đơn giản thì sức đề kháng như là một lớp hàng rảo bảo vệ cơ thể nơi mà vi khuẩn, virus sẽ bị chặn lại chứ không thể tấn công vào cơ thể.
Nếu sức đề kháng bị suy yếu sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên rã rời, mệt mỏi, từ đó con người có nguy cơ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khi thời tiết thay đổi như cúm, ho, sổ mũi, sốt…
Các chuyên gia chia sức đề kháng thành 2 loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng nhân tạo.
-
Sức đề kháng tự nhiên
Sức đề kháng tự nhiên là sức đề kháng bẩm sinh có sẵn trong cơ thể con người. Thai nhi khi còn trong bụng mẹ đã có sức đề kháng tự nhiên.
Nó có vai trò bảo vệ cơ thể ngay lập tức (ngay khi mới sinh ra cũng như ngay khi có sự xâm nhập của tác nhân lạ).
Sức đề kháng tự nhiên bao gồm lớp hàng rào ngăn cách bên ngoài với bên trong cơ thể như: da, hệ thống các niêm mạc, các chất dịch như mồ hôi, dịch nhày, các loại thực bào như tế bào sát thủ tự nhiên (NK Cell), đại thực bào (Macrophage)…
Sức đề kháng tự nhiên của trẻ được mẹ truyền sang qua nhau thai khi còn là bào thai.
Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn mẹ truyền nhiều đề kháng nhất cho cơ thể trẻ để chuẩn bị cho trẻ một lớp phòng vệ vững chắc khi ra đời.
Sức đề kháng tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể người.
Nhưng theo thời gian và do tác động xấu của môi trường sống như ô nhiễm, tia UV, vi khuẩn, virus, các dịch bênh, thuốc kháng sinh… làm cho sức đề kháng tự nhiên suy yếu dần.
-
Sức đề kháng thu được
Sức đề kháng thu được là sức đề kháng cơ thể thu được khi được kích thích bởi các vi sinh vật xâm nhập hoặc sức đề kháng chỉ có được khi có tác động trực tiếp từ bên ngoài vào như tiêm vacxin,
sử dụng các vitamin tổng hợp, các chế phẩm tăng sức đề kháng thông thường nhưng chỉ có tác dụng với một số loại virus, vi khuẩn cố định trong một khoảng thời gian cố định.
Tuy nhiên, sức đề kháng thu được chỉ duy trì hiệu quả trong một thời gian ngắn và hạn chế về phạm vi phòng bệnh.
Tăng cường sức đề kháng bằng cách nào?
Như đã nói ở trên, dưới tác động của nhiều tác nhân khác nhau, sức đề kháng sẽ rất dễ bị suy yếu, vì vậy,
chúng ta cần cải thiện, tăng cường sức đề kháng mỗi ngày để hàng rào bảo vệ cơ thể luôn vững chắc, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
Dưới đây là một số cách tăng cường sức đề kháng mà bạn có thể áp dụng làm ngay tại nhà:
-
Lập ra chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học
Nếu bạn xây dựng một chế độ ăn khoa học, giàu dinh dưỡng có nghĩa là bạn bạn đang góp phần tạo cho bản thân sức đề khác vững chắc.
Một chế độ ăn đầy đủ các loại chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất… sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn thêm phần khỏe mạnh để chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.
Chẳng hạn, khi bạn bổ sung vitamin C – một chất chống oxy hóa mạnh thì vitamin C sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch của bạn loại bỏ vi khuẩn và virus.
Nó cũng giúp cơ thể tạo ra interferon (một loại protein ngăn không cho virus phát triển trong cơ thể).
Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường glutathione, giúp tăng cường chức năng thải độc và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Bạn có thể bổ sung viatmin C cho cơ thể bằng cách ăn nhiều các loại trái cây có múi như cam, bưởi, táo, chuối…
Ngoài ra các loại khoáng chất, kẽm cũng góp phần duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Cơ thể thiếu kẽm sẽ khiến lượng bạch cầu suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật. Chất kẽm có nhiều trong các loại trái cây tươi, chín mọng, có màu sậm, cá hồi, tôm, cua…
Bên cạnh đó, các loại gia vị như tỏi, hành, kinh giới, rất giàu chất flavonoid và giúp ngăn ngừa sự phát triển của các siêu vi khuẩn và chống lại các gốc tự do trong cơ thể.
Tỏi được sử dụng như một loại “thuốc” có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, làm tăng sức đề kháng, rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp…
Tỏi cũng đã được chứng minh là có tác dụng tăng số lượng tế bào miễn dịch T- killer tự nhiên. Còn rau kinh giới đã được ông bà ta sử dụng từ bao đời nay làm thuốc giải cảm, chống dị ứng, chống sốt…
-
Tập thể dục thường xuyên
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, đẩy mạnh đào thải các chất chuyển hóa độc hại, từ đó mà sức đề kháng được tăng cường.
Bạn có thể tập các bài tập thể dục, các môn thể thao phù hợp với sức khỏe, giới tính và lứa tuổi như yoga, đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, gym…
-
Uống nước điện giải ion kiềm mỗi ngày
Ngoài những loại thực phảm giàu dinh dưỡng, thì nước điện giải ion kiềm cũng là biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vô cùng hiệu quả.
Nước điện giải ion kiềm dồi dào hydrogen (hydro phân tử) – chất chống oxy hóa cực mạnh nên có thể loại bỏ, trung hòa các loại gốc tự do độc hại tấn công vào cơ thể,
từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị được nhiều loại bệnh mạn tính như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp…
Nước điện giải ion kiềm lại giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh, vì vậy nó sẽ giúp trung hòa axit dư thừa, cân bằng môi trường axit – kiềm hiệu quả, tăng cường sức kháng.
Môi trường kiềm nhẹ pH7.3 – 7.4 là môi trường hoạt động tốt nhất của các tế bào trong cơ thể. Nếu nội môi cơ thể bị axit hóa, tế bào sẽ yếu dần và chết đi, từ đó sức đề kháng cũng giảm.
TÌM HIỂU THÊM CÁC DÒNG MÁY LỌC NƯỚC ĐIỆN GIẢI ION KIỀM KANGEN
Thêm vào đó, nước điện giải ion kiềm rất giàu vi khoáng tự nhiên và có phân tử nước siêu nhỏ chỉ 0.5 nano mét, giải thải độc, thanh lọc cơ thể nhanh chóng,
cung cấp vi khoáng cần thiết để các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
Tăng cường sức đề kháng là một trong những cách phòng bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe mà chúng ta có thể dễ dàng tự thực hiện tại nhà.
Sức đề kháng tốt thì sức khỏe chúng ta cũng được cải thiện và tăng cường hơn.