Ung thư đại tràng là 1 trong 10 loại ung thư phổ biến nhất hiện nay. Nếu không phát hiện các dấu hiệu ung thư đại tràng sớm, về sau rất khó chữa trị.
Tìm hiểu sơ lược về căn bệnh này để biết cách phòng tránh cũng như thăm khám kịp thời nếu cơ thể có xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ là ung thư đại tràng.
Ung thư đại tràng là gì?
Ung thư đại tràng còn được gọi là ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết.
Ung thư đại tràng là một dạng ung thư mà các tế bào quái ác hình thành ở ruột già, phần cuối của ống tiêu hóa (ruột kết). Phần này dài khoảng 1,5m.
Thường các trường hợp ung thư đại tràng đều hình thành từ các u nhỏ, các tế bào lành tính (các bướu thịt adenomatous).
Sau đó do sự viêm nhiễm, rối loạn chức năng đại tràng, khối u trở thành ác tính từ đó phát bệnh ung thư đại tràng.
Ung thư đại tràng có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ hai (sau ung thư phổi) trong các loại ung thư tại Hoa Kỳ.
Mỗi năm trên toàn thế giới có gần một triệu ca mới mắc bệnh, chiếm từ 9-10% trong các loại ung thư.
Các chuyên gia nhận định rằng, những người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng cao.
Tại Anh, ung thư đại tràng được xem là căn bệnh phổ biến thứ 4.
Tiến sĩ Carol Burke, Chủ tịch Đại học Gastroenterology (Mỹ) cho hay: “Ung thư đại tràng là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được.
Điều này cũng phụ thuộc vào quá trình kiểm tra bệnh, lối sống lành mạnh”.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đại tràng
Đến nay, người ta vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng. Tuy nhiên có một số bệnh hoặc trạng thái bệnh được coi là dễ chuyển thành ung thư đại tràng:
Do các khối u lành tính (còn lại Polyp như polyp nhung mao, polyp đơn độc kích thước 1-2cm trở lên).
Những phụ nữ bị ung thư vú hay ung thư tử cung bệnh có polyp đại tràng thì có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao hơn những người không bị.
Bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn đại tràng cũng có thể là cơ sở cho ung thư đại tràng phát triển (3-5%).
Ăn uống không lành mạnh: chế độ ăn thừa mỡ, cholesterol, thiếu xơ, nhiệu thịt đỏ, thức ăn nhiễm hóa chất độc hại… tạo điều kiện hình thành các tế bào ung thư đại tràng.
Yếu tố di truyền: Theo kiểu gen trội những người gia đình có người đã bị ung thư đại tràng hoặc ung thư nhiều tạng khác hoặc có bệnh polyp gia đình… thì tỷ lệ bị ung thư đại tràng cao hơn người ở các gia đình khác.
Dấu hiệu ung thư đại tràng là gì?
Khi các tế bào ung thư bắt đầu hình thành trong đại tràng, cơ thể thường sẽ có các dấu hiệu cảnh báo sau:
Rối loạn tiêu hóa kéo dài: bệnh ung thư đại trực tràng biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn, đau quặn bụng, đau râm ran, chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn.
Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, sút cân. Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần rất giống với triệu chứng bệnh lị.
Tuy nhiên, người mắc bệnh lị có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh, còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Sút cân bất thường: Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.
Đại tiện bất thường: khi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, phân nhày mũi máu và phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn còn muốn đi tiếp. Phân mỏng, hẹp so với bình thường.
Mệt mỏi và suy nhược: đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại rất dễ bị bỏ qua.
Mệt mỏi do ung thư ruột kết thường liên quan đến việc mất máu trong phân.
Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, cơ thể suy nhược một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư phát triển đến giai đoạn sau thì có người bệnh sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…
90% bệnh nhân nhận biết được dấu hiệu ung thư đại tràng ở thời kỳ mới chớm có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
Biện pháp phòng ngừa ung thư đại tràng
Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Chí Viết, Trưởng khoa Ngoại 2, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết, nếu loại trừ yếu di truyền, phần lớn ung thư đại – trực tràng phát sinh từ thói quen sinh hoạt và cách ăn uống. Do đó, chúng ta có thể hoàn toàn phòng ngừa được căn bệnh này.
-
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, mỡ, tránh xa các loại đồ uống có cồn như rượu bia, hoặc các loại nước có hàm lượng đường hóa học cao như nước ngọt có ga, nước tăng lực…
Không ăn các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, đồ nướng…
Bổ sung cho cơ thể chất dinh dưỡng tốt, chất xơ từ rau củ quả, các loại hạt như cải bó xôi, bông cải xanh, rau lang, bí đỏ, đu đủ, các loại quả họ cam quýt…
-
Thiếp lập chế độ sinh hoạt khoa học
Ăn ngủ đúng giờ giấc, thường xuyên luyện tập các môn thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi, giới tính, thể trang và sở thích.
Tránh xa thuốc lá vì thuốc là không chỉ được biết đến như là “sát thủ” của bệnh lý tim mạch hay ung thư phổi mà nó còn được công nhận là yếu tố nguy cơ rất quan trọng gây ung thư đại – trực tràng cho cả hai giới, nhất là khi kết hợp nó với rượu bia.
Những dấu hiệu ung thư đại tràng thường rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh thông thường khác, nên chúng ta cần quan tâm nhiều hơn khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường, để có biện pháp thăm khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa từ xa ung thư đại trực tràng, chúng ta nên duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn khoa học và uống nước điện giải ion kiềm mỗi ngày.
[kkstarratings]