Nước ngọt là một loại thức uống có mặt khắp mọi nơi trong cuộc sống của người Việt, đặc biệt là trong những bữa tiệc, những cuộc vui chơi. Ai cũng thích uống nước ngọt, đặc biệt là trẻ em bởi vì loại nước này có vị ngọt và tạo cảm giác đã khát. Nhưng liệu bạn đã biết hết tác hại của nước ngọt, ảnh hưởng tiêu cực của nó đến sức khỏe ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
1. Nước ngọt là gì?
Nước ngọt bao gồm các loại nước ngọt có gas, nước có vị ngọt nhân tạo, hay nước trái cây đóng lon… là những loại nước uống có chứa các carbon dioxit bão hòa, chất làm ngọt, và thường có thêm hương liệu để tạo mùi thơm. Không những thế, chúng còn có caffein, phẩm màu, chất bảo quản… Những chất này được bổ sung vào nước để làm nước có vị ngọt và tạo cảm giác đã khát. Hơn nữa vì có caffeine nên làm người uống tỉnh táo và khỏe hơn nên càng muốn uống thêm. Nếu sử dụng nhiều nước ngọt trong một thời gian dài có thể gây nghiện.
2. Tại sao nước ngọt ảnh hưởng đến sức khỏe?
Ngày nay, khi đời sống vật chất ngày càng phát triển thì việc tiếp cận với những thực phẩm giàu năng lượng, giàu chất béo… ngày càng tăng lên. Đặc biệt việc sử dụng nước ngọt mỗi ngày của người dân Việt cũng ngày càng đáng lo ngại. Có thể xem đó là sự thiếu kiến thức về thực hành dinh dưỡng của người dân làm ảnh hưởng đến những quyết định chưa phù hợp.
Khi lướt qua bao bì của một số hãng nước ngọt, chúng ta có thể thấy ngay rằng thành phần để tạo ra nước ngọt không hề có giá trị dinh dưỡng nào đối với cơ thể. Tác dụng chính của nước ngọt chỉ là tạo cảm giác đã khát, ngon miệng và tăng nhu cầu muốn uống nhiều hơn. Nguy hiểm hơn là vì nước ngọt chứa nhiều đường, chất tạo ngọt, chất tạo màu, chất bảo quản, hương liệu nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật cho người sử dụng.
Hiểu được điều này, một số người chuyển sang chọn nước ngọt không đường. Nhưng để cho nước vẫn có vị ngọt, nhà sản xuất sẽ thêm chất Aspartame. Chất này có tác dụng phụ khiến người sử dụng có cảm giác thèm ăn, kích thích ăn nhiều hơn. Do đó, việc sử dụng nước ngọt không đường thay thế để giảm cân hay hạn chế nguy cơ béo phì của một số người là một ngộ nhận. Nếu không hiểu được việc này còn có thể dẫn đến bệnh tật như tăng cân lâu dài, tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường, bệnh tim và cao huyết áp…
3. Nước ngọt gây ra bệnh gì?
Gây hại men răng
Độ pH của nước ngọt là 3.1 có tính axit mạnh, trong khi đó axit có khả năng hòa tan men răng. Ngoài ra, axit carbonic trong nước ngọt cũng có nguy cơ xói mòn men răng, tăng nguy cơ sâu răng. Do đó nếu uống nước ngọt nhiều hơn 3 lon một ngày có nguy cơ bệnh răng miệng tồi tệ hơn.
Gây bệnh hen suyễn
Chất bảo quản trong nước ngọt được làm từ hóa chất sodium benzoate làm tăng lượng muối và khoáng kali trong thức ăn. Theo một số nghiên cứu còn cho thấy sodium benzoate còn gây ra phát ban, hen suyễn và bệnh chàm.
Các vấn đề về tim mạch
Nước ngọt có gas chứa lượng fructose, chất làm ngọt rất cao tăng hội chứng chuyển hóa. Những yếu tố này làm tăng lượng cholesterol gây ra bệnh tiểu đường và tim mạch. Một nghiên cứu của Đại học Miami (Mỹ) phát hiện những người có thói quen uống nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ bệnh tim mạch đến 61%.
Gây hại cho gan
Khi uống nước ngọt chỉ sau 20 phút lượng đường trong máu sẽ tăng đột ngột, dẫn đến tăng insulin. Khi đó gan sẽ phản ứng bằng cách chuyển hóa đường thành chất béo gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, cholesterol trong máu tăng cao, tăng huyết áp.
Bệnh suy thận và loãng xương
Uống nhiều nước ngọt có nguy cơ mắc chứng proteinuria, nghĩa là hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều. Do đó thận phải bài tiết cật lực để đào thải protein qua nước tiểu.
Ngoài ra, trong nước giải khát có gas hàm lượng axit phosphoric rất cao. Axit photphoric này có chức năng tạo mùi và tăng thời hạn sử dụng cho nước ngọt. Khi uống nước ngọt cũng đồng nghĩa với việc axit photphoric chuyển hóa thành photpho.
Theo kiến thức y tế, photpho và canxi là hai yếu tố cần tỷ lệ hài hòa và cân bằng. Nếu một trong 2 yếu tố tăng, sẽ gây ra sự giảm hấp thụ và đào thải yếu tố kia. Do đó việc uống nước ngọt làm photpho tăng, canxi giảm, cơ thể sẽ không hấp thụ được canxi, thận phải tăng hiệu suất để đào thải canxi qua đường tiểu. Từ đó gây ra bệnh loãng xương, tăng nguy cơ bệnh sỏi thận hay suy thận.
Tăng nguy cơ ung thư
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chất benzen gây ung thư vẫn còn được sử dụng với nồng độ cao trong một số loại đồ uống. Đây là một chất độc hại được tạo thành bởi phản ứng chứa sodium benzoate và ascorbic axit (vitamin C). Do đó không nên uống quá nhiều nước ngọt, chỉ nên uống 1 lon 1 tuần mà thôi.
Mắc các vấn đề về da
Uống quá nhiều nước ngọt làm tăng lượng đường trong máu, làm mất nước nên sẽ hình thành nếp nhăn trên da. Lượng đường trong máu có thể kết hợp với các protein (loại có thể tìm thấy trong collagen của da), khiến cho làn da trở nên mỏng manh, thiếu đàn hồi. Từ đó, lớp da sẽ trở nên nhăn nheo, già nua.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Trong nước ngọt chứa bisphenol A – Chất gây rối loạn nội tiết tố – Chất nhân tạo để sản xuất nhựa PC. Khi uống nước ngọt cũng đồng nghĩa với việc hấp thụ chất này, tăng nguy cơ ung thư, tàn phá hệ thống nội tiết gây dậy thì sớm và nguy cơ vô sinh tăng cao.
Gây lo lắng, hồi hộp
Trong nước ngọt có chứa caffeine để tăng cảm giác thèm và muốn uống nhiều hơn. Cafein trong 1 lon nước ngọt có gas được đánh giá là tương đương 1 ly cà phê mạnh nên dễ khiến người sử dụng bị nghiện. Việc từ chối hay quyết định giảm lượng nước ngọt uống mỗi ngày có thể khiến cơ thể bứt rứt khó chịu, mệt mỏi, cáu gắt thậm chí là trầm cảm.
Béo phì
Đường khiến cơ thể bị kích thích thèm ăn nên khi uống nước ngọt bạn càng muốn ăn thức ăn nhiều hơn. Vì vậy, nước ngọt sẽ khiến bạn dễ bị béo phì hơn bất kì loại đồ uống nào khác.
Thiếu vitamin
Axit photphoric kết hợp với caffeine trong nước ngọt có thể loại bỏ chất dinh dưỡng và vitamin ra khỏi cơ thể sau 60 phút uống. Nếu uống nước ngọt mỗi ngày có thể khiến bạn bị thiếu chất dinh dưỡng và vitamin trầm trọng.
4. Cách loại bỏ nước ngọt khỏi danh sách thức ăn cần tiêu thụ
Để loại bỏ nước ngọt ra khỏi danh sách thức ăn cần tiêu thụ sẽ rất khó với người bị nghiện nước ngọt. Do đó, nếu bạn là người thường xuyên uống nước ngọt và khó từ bỏ nó, hãy thay thế nước ngọt bằng nước ép trái cây tươi. Tuy nhiên, hãy nói không với nước ép trái cây đóng chai sẵn vì nó cũng thường được sử dụng đường hóa học và hương liệu.
Khi thèm nước ngọt, bạn cũng có thể ăn vặt bằng trái cây hoặc rau trộn và uống nước ép. Khi tiệc tùng bạn không thể tránh khỏi việc uống nước ngọt, hãy uống ít nhất có thể và sau đó uống bù lượng nước ion kiềm để trung hòa lượng nước ngọt đã uống.
Nước ion kiềm có độ pH 9.5 có thể trung hòa được nước ngọt (có tính axit), khi uống một cốc nước ngọt, bạn phải uống 5-6 cốc nước ion kiềm mới có thể trung hòa được hết. Sở dĩ trong nước ion kiềm này có tính kiềm có thể trung hòa được axit là nhờ nước thông thường (H2O) được điện phân thành các ion OH- và H+.
Đặc biệt hơn, sau khi trải qua quá trình điện phân, nước thông thường không những trở thành nước có tính kiềm mà còn có thêm khí H2 – Một chất chống oxy hóa cực mạnh và có cấu trúc siêu nhỏ. Những đặc tính này giúp cho bạn có thể loại bỏ được hầu hết các tác nhân gây hại cho sức khỏe như axit dư thừa và gốc tự do. Từ đó giúp bạn nâng cao đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, chống lão hóa và tươi trẻ hơn.
Thời gian để ngừng sử dụng nước ngọt sẽ ngắn lại nếu bạn có quyết tâm để bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy ghi nhớ rằng nước ngọt chính là kẻ thù cho sức khỏe của bạn!
Như vậy qua bài viết này chúng tôi hy vọng bạn đã có thể hiểu hơn về tác hại của nước ngọt. Hãy nói không với nước ngọt ngay từ hôm nay để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình!
Nguyệt Vi